|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nga tăng tiêu thụ xoài, ổi, măng cụt của Việt Nam

15:00 | 25/04/2021
Chia sẻ
Việt Nam là thị trường cung cấp trái xoài, ổi và măng cụt lớn thứ 4 cho Nga trong tháng 1/2021, đạt 226 tấn, trị giá 807.000 USD, tăng 114% về lượng và tăng 62,7% về trị giá so với tháng 1/2020.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết theo tính toán từ số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Nga nhập khẩu trái xoài, ổi và măng cụt (mã HS 080450) nhiều nhất từ thị trường Peru trong tháng 1/2021, đạt 2.550 tấn, trị giá 4,4 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và tăng 6,7% về trị giá so với tháng 1/2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này chiếm 69,4% tổng lượng nhập khẩu. 

Việt Nam là thị trường cung cấp trái xoài, ổi và măng cụt (mã HS 080450) lớn thứ 4 cho Nga trong tháng 1/2021, đạt 226 tấn, trị giá 807.000 USD, tăng 114% về lượng và tăng 62,7% về trị giá so với tháng 1/2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 6,1% tổng lượng nhập khẩu. 

Cục Xuất nhập khẩu cho rằng thị trường Nga còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khai thác, bởi sản xuất rau quả của Nga vẫn còn hạn chế, đồng thời do điều kiện khí hậu nên Nga không sản xuất được các loại rau quả vùng nhiệt đới. 

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ rau và trái cây của người dân Nga ngày càng tăng cao. Do đó, Nga phải nhập khẩu tới 2/3 lượng rau quả tiêu thụ hàng năm.

Nga tăng tiêu thụ xoài, ổi, măng cụt của Việt Nam - Ảnh 1.

Thị trường cung cấp trái xoài, ổi và măng cụt (mã HS 080450) cho Nga trong tháng 1/2021. Nguồn: ITC/Bộ Công Thương

Cũng theo số liệu thống kê nhập khẩu trái xoài, ổi và măng cụt (mã HS 080450) của thị trường Nga tăng mạnh trong giai đoạn năm 2016 – 2020, tăng bình quân 68,4%/năm. Trị giá nhập khẩu trong năm 2020 đạt 83,46 triệu USD, tăng 187,7% so với năm 2019 và tăng 612,2% so với năm 2016.

Như Huỳnh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.