|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nga tăng cường nhập khẩu tiêu của Việt Nam

07:28 | 16/06/2020
Chia sẻ
Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Nga trong quí I/2020, lượng nhập khẩu đạt 1,31 tấn, trị giá 3,25 triệu USD, tăng 77,8% về lượng và tăng 44,6% về trị giá so với quí I/2019.

Cục Xuất nhập khẩu Việt Nam cho biết theo tính toán từ số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Nga, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong quí I/2020 đạt 2.220 tấn, trị giá 5,18 triệu USD, tăng 49,1% về lượng và tăng 18,8% về trị giá so với cùng năm 2019.

Giá tiêu nhập khẩu bình quân của Nga trong quí I/2020 đạt mức 2.333 USD/ tấn, giảm 20,3% so với quí I/2019.

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga từ Việt Nam giảm 18,7%, xuống mức 2.484 USD/ tấn; Ấn Độ giảm 35,4%, xuống mức 1.128 USD/tấn; Indonesia giảm 59,8%, xuống mức 2.302 USD/tấn so với cùng năm 2019.

Quí I/2020, Nga tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Trung Quốc, Đức; giảm nhập khẩu từ Brazil, Ba Lan, ...

Cụ thể, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Nga trong quí I/2020, lượng nhập khẩu đạt 1,31 tấn, trị giá 3,25 triệu USD, tăng 77,8% về lượng và tăng 44,6% về trị giá so với quí I/2019.

Thị phần hạt tiêu Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga chiếm 58,9% trong quí I/2020, tăng mạnh so với 49,4% trong quí I/2019.

Ấn Độ là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 2 cho Nga trong quí I/2020, lượng nhập khẩu đạt 311 nghìn tấn, trị giá 350 nghìn USD, tăng 248,1% về lượng và tăng 124,7% về trị giá so với cùng năm 2019.

Thị phần hạt tiêu của Ấn Độ trong tổng lượng nhập khẩu của Nga chiếm 14% trong quí I/2020, tăng mạnh so với 6,0% trong quí I/2019. quí I/2020, nhập khẩu hạt tiêu của Nga từ Indonesia tăng 554,5% về lượng và tăng 162,8% về trị giá so với cùng năm 2019, đạt 291 tấn, trị giá 669 nghìn USD.

Thị phần hạt tiêu của Indonesia trong tổng lượng nhập khẩu của Nga chiếm 13,1% trong quí I/2020, tăng mạnh so với 3% trong quí I/2019.

H.Mĩ

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.