|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

NĐT cá nhân mở mới gần 173.000 tài khoản trong tháng 9 đầy biến động

11:24 | 04/10/2023
Chia sẻ
Tính đến cuối tháng 9, tổng số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đã vượt mức 7,76 triệu tài khoản, tương đương khoảng 7,8% dân số.

Dữ liệu từ Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC), số lượng tài khoản của nhà đầu tư (NĐT) trong nước tăng 172.695 đơn vị trong tháng 9. Trong đó, NĐT cá nhân mở mới 172.605 đơn vị và 90 đơn vị đối với tổ chức.

So với tháng 8, số lượng tài khoản cá nhân mở mới giảm 15.560 đơn vị, tương đương với mức giảm 8%. Như vậy, tốc độ tăng số tài khoản đã chững lại sau 4 tháng tăng liên tiếp trước đó (tháng 5 đến tháng 8). Tuy nhiên, số lượng mỗi tháng trên 100.000 đơn vị tháng thứ 5 liên tiếp cho thấy sức hút từ thị trường chứng khoán vẫn đang lan tỏa.

 

Tính đến cuối tháng 9, tổng số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đã vượt mức 7,76 triệu tài khoản, tương đương khoảng 7,8% dân số.

Trong tháng qua, nhà đầu tư nước ngoài đã mở mới 275 tài khoản, giảm 62 đơn vị so với 337 tài khoản của tháng trước. Về cơ cấu, cá nhân và tổ chức mở lần lượt 257 đơn vị và 18 đơn vị. Thời điểm cuối quý III, nhà đầu tư nước ngoài có tổng cộng 44.706 tài khoản.

Theo dữ liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), VN-Index kết thúc tháng 9 tại 1.154,15 điểm, giảm 5,71% so với tháng 8 và tăng 14,6% so với cuối năm 2022.

Thanh khoản thị trường cổ phiếu tháng 9 ghi nhận sự tăng trưởng với khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt hơn 967,76 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch bình quân phiên 23.298 tỷ đồng, tương ứng giảm 2,73% về khối lượng và tăng 5,56% về giá trị so với tháng 8.

Tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 9 đạt trên 60.147 tỷ đồng, chiếm hơn 6,79% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường. NĐT nước ngoài đã thực hiện bán ròng trong tháng với giá trị hơn 3.478 tỷ đồng.

Tại hội nghị nhà đầu tư 2023, đại diện VinaCapital nhận định, khi lãi suất huy động  hạ xuống còn 5 - 6% như hiện tại, NĐT hướng đến những kênh đầu tư khác bao gồm chứng khoán và bất động sản, theo đó, thanh khoản thị trường chứng khoán đã đạt mức 1 tỷ USD.

Định giá thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được cho là hấp dẫn, tính theo mặt bằng trung bình 5 năm và 10 năm. VinaCapital đánh giá so với các thị trường trong khu vực ASEAN vẫn ở mức rẻ. Tuy nhiên, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết sẽ gặp khó khăn trong năm nay do bối cảnh nền kinh tế.

Đơn vị quản lý quỹ dự báo con số tăng trưởng lợi nhuận năm nay chỉ ở mức 0,6%. Các lĩnh vực ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả này gồm bất động sản, bán lẻ, nguyên vật liệu. Sự tăng trưởng của một số lĩnh vực như ngân hàng, IT, dược phẩm... chỉ đù bù đắp sự đi xuống của các ngành trên.

Năm 2024, đội ngũ phân tích của VinaCapital dự báo GDP sẽ tăng trưởng ở mức 6 - 7% và sẽ có sự hồi phục lợi nhuận khả quan cho hầu hết các ngành nghề, dao động từ 9 - 56%. Tổng thể, con số tăng trưởng lợi nhuận sẽ vào mức 25%.

Xuân Nghĩa

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.