Các công ty chứng khoán cho rằng ngành thép chưa đi qua khó khăn do nhu cầu trong những tháng tới vẫn sẽ thấp khi bức tranh kinh tế vĩ mô toàn cầu thêm u ám và cạnh tranh gay gắt hơn với thép giá rẻ của Trung Quốc.
Doanh thu của các doanh nghiệp thép lớn như Hòa Phát, Hoa Sen, Pomina, … đều tăng trưởng mạnh trong quý đầu năm 2022 nhưng biên lãi gộp đi xuống rõ rệt vì chi phí nguyên liệu lên cao. Lãi thuần của nhiều ông lớn cũng sụt giảm theo.
Thép Nam Kim ghi nhận lãi sau thuế gần 507 tỷ đồng trong quý I/2022, tăng trưởng 59% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm tới hơn 1.200 tỷ đồng.
Trong khi Hoa Sen muốn chuyển mình thành doanh nghiệp phân phối thì Nam Kim lại đang mở rộng năng lực sản xuất, Hòa Phát tham vọng nối dài chuỗi giá trị từ gốc tới ngọn.
VDSC cho biết xung đột Nga - Ukraine khiến cho nguồn cung thép của châu Âu bị thiếu hụt, giá thép lên cao. Vì vậy các doanh nghiệp thép Việt Nam như Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim hay Formosa có thể hưởng lợi.
Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp thép giảm tốc trong quý IV vừa qua, đồng thời giá các cổ phiếu như HPG, HSG, NKG, POM lao dốc khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng.
Kết quả kinh doanh quý IV/2021 của Nam Kim vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2020 nhưng giảm so với hai quý liền trước. Tốc độ tăng trưởng cũng thấp hơn đáng kể.
Hoa Sen, Nam Kim và Hòa Phát bán ra tổng cộng gần 315.000 tấn tôn trong tháng 10/2021, giảm khoảng 20.000 tấn so với tháng 9 nhưng vẫn cao hơn cùng kỳ 20220.
Trong quý III/2021, biên lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp lớn ngành thép như Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim, ... đều thấp hơn so với quý II, tuy nhiên vẫn cao hơn so với các năm trước đây nhờ đẩy mạnh xuất khẩu với giá tốt.
Bà Lisa Cook cho rằng điều chỉnh tỷ lệ lãi suất về mức trung lập có thể là điều phù hợp trong thời gian tới, song quyết định cụ thể sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế mới.