|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Na Uy muốn đầu tư khí hóa lỏng tại Việt Nam

16:05 | 13/11/2019
Chia sẻ
Đánh giá thị trường khí hóa lỏng (LNG) Việt Nam đang rất sôi động, các doanh nghiệp Na Uy muốn tìm kiếm đối tác Việt Nam đầu tư, phát triển các giải pháp, công nghệ cho ngành khí thiên nhiên hóa lỏng.

Thông tin từ Hiệp hội năng lượng Việt Nam cho biết mới đây, tại Hà Nội, Đại sứ quán Na Uy đã tổ chức hội thảo "Na Uy - Việt Nam về khí LNG" để giúp các công ty Na Uy tìm kiếm đối tác Việt Nam đầu tư, phát triển các giải pháp, công nghệ cho ngành khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Hoạt động đầu tư gồm cơ sở thiết bị, các trạm đầu mối LNG, FSRU (tàu vận chuyển, lưu trữ), nhà máy điện LNG nổi, tàu và thiết bị phân phối quy mô nhỏ, các phương án tài chính khả thi cho dự án LNG.

Bà Grete Lochen, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam cho biết LNG đã được coi là một trong những phương án thay thế tuyệt vời cho các nhà máy nhiệt điện, vì nó giảm ô nhiễm không khí, giảm phát thải khí CO2.

Theo Qui hoạch Điện 7 (điều chỉnh), trong giai đoạn 2025 - 2030 Việt Nam sẽ cần xây mới các nhà máy điện khí LNG với tổng công suất từ 15.000 - 19.000 MW để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng trong nước. 

Theo dự báo, sau năm 2020, nguồn cung khí của Việt Nam sẽ giảm do dự trữ khí trong nước giảm và việc chậm triển khai các mỏ khí mới. Do đó, Việt Nam cần nhập khẩu thêm LNG để bổ sung nhiên liệu cho các nhà máy điện ở khu vực phía Nam.

Còn theo Qui hoạch phát triển ngành công nghiệp khí của Việt Nam đến năm 2025, định hướng tới năm 2035, dự báo giai đoạn 2021- 2025, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu 1 - 4 tỉ m3 khí LNG mỗi năm, tăng lên 6 -10 tỉ m3 mỗi năm sau đó.

Khoảng 75% lượng LNG nhập khẩu sẽ được sử dụng làm nhiên liệu cho các nhà máy điện để đảm bảo an ninh cung cấp điện cho ngành kinh tế đang phát triển của Việt Nam.

Vì thế, Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích các công ty trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực LNG hợp tác với nhau. Điều này khiến thị trường LNG ở Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Cũng theo bà Grete Lochen, Na Uy và Việt Nam là hai nước có đường bờ biển dài và diện tích tương đương nhau. Cả hai đều có ngành công nghiệp dầu khí. 

Tuy nhiên, trong khi Na Uy là nước xuất khẩu thuần năng lượng, thì Việt Nam đang có xu hướng nhập khẩu thuần năng lượng.

Các doanh nghiệp LNG của Na Uy hiện hoạt động ở từng mắt xích trong chuỗi cung ứng, từ sản xuất LNG, tới khí hóa, vận chuyển và sản xuất điện từ LNG. Đặc biệt, Na Uy là nước đầu tiên trên thế giới phát triển các trạm LNG nổi.

Na Uy cũng nổi tiếng với những giải pháp xây dựng tàu qui mô nhỏ để vận chuyển LNG từ trạm tới người dùng cuối trong ngành công nghiệp gồm các nhà máy điện công suất nhỏ, các cơ sở hóa chất, sản xuất phân bón…

"Na Uy là một trong những quốc gia đi đầu với những giải pháp công nghệ cao và thông minh cho toàn chuỗi cung ứng LNG. 

Các công ty Na Uy có rất nhiều kinh nghiệm chuyên môn, công nghệ trong lĩnh vực này và sẵn sàng chuyển giao, cũng như chia sẻ với Việt Nam", Đại sứ Na Uy nhấn mạnh.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Như Huỳnh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.