|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Mỹ và các đồng minh lúng túng với 'lằn ranh đỏ' trong chiến sự ở Ukraine

10:46 | 17/03/2022
Chia sẻ
Nếu Nga sử dụng vũ khí hóa học thì liệu đây có phải giới hạn cuối cùng, buộc Mỹ và các đồng minh phải can thiệp quân sự trực tiếp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine hay không?
Mỹ và đồng minh cân nhắc 'lằn ranh đỏ' trong chiến sự ở Ukraine - Ảnh 1.

Tổng thống Joe Biden và Vladimir Putin gặp gỡ trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nga tại Villa La Grange tháng 6/2021. (Ảnh: Getty Images).

Bài học "lằn ranh đỏ"

Cuối tháng 8/2018, ông Joe Biden đã phát biểu đầy nhiệt huyết trước một nhóm cựu chiến binh ở Texas. Sự kiện này được nhiều người coi là cơ sở để Mỹ can thiệp quân sự vào Syria.

Phát biểu với tư cách Phó Tổng thống trong chính quyền Barack Obama, ông Biden khẳng định "rõ ràng" chính quyền Syria đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại người dân địa phương. Thủ phạm "phải chịu trách nhiệm" cho hành vi của họ.

Tuy nhiên, chỉ trong vài tuần, khả năng về một cuộc can thiệp quân sự của phương Tây nhằm trừng phạt chính phủ Syria vì vượt quá giới hạn "lằn ranh đỏ" của Washington đã biến mất. Tổng thống Obama và các đồng minh quan trọng thấy e sợ về việc sử dụng vũ lực.

Thất bại này của Mỹ được cho là đã khiến Tổng thống Bashar al-Assad trở nên táo bạo hơn, đồng thời giúp ông củng cố quyền lực và tiếp tục cuộc nội chiến. Ký ức cũ đang ám ảnh ông Biden và các nhà lãnh đạo phương Tây trong lúc họ tìm cách phản ứng trước sự leo thang chiến sự ở Ukraine.

Sau khi quân đội Nga không thể nhanh chóng kiểm soát các thành phố quan trọng ở Ukraine, các quan chức phương Tây đã tăng cường cảnh báo rằng Tổng thống Vladimir Putin có thể dùng đến vũ khí hóa học.

Đáp lại, ông Biden đe dọa Nga sẽ "trả giá đắt" vì bất kỳ cuộc tấn công vũ khí hóa học nào ở Ukraine. Tuy nhiên, Mỹ và đồng minh không nêu chi tiết cách họ sẽ phản ứng.

Mỹ đã trừng phạt nặng nề lên kinh tế Nga và tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Song, đồng thời, Mỹ cũng loại trừ khả năng gửi lính đến Ukraine, áp đặt vùng cấm bay đối với không phận nước này và điều động máy bay chiến đấu trực tiếp đến thủ đô Kiev.

Bà Heather Conley, Chủ tịch tổ chức German Marshall Fund, bày tỏ: "Điều khiến tôi lo ngại là Mỹ lại đang rơi vào bẫy lằn ranh đỏ về vũ khí hóa học như ở Syria. Nói cứng cũng tốt nhưng phải đi cùng với phản ứng tức thì và mạnh mẽ".

Nhiều nhà lập pháp lưỡng đảng đang kêu gọi ông Biden cứng rắn hơn khi đối đầu cũng như tập hợp thế giới chống lại ông Putin. Nhưng đến nay, Nhà Trắng và các quan chức phương Tây khác vẫn tiếp tục nhấn mạnh rằng họ không muốn bị đẩy vào vào xung đột trực tiếp với Nga.

Trong tuần này, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói rõ: "Khởi động chiến tranh thế giới thứ ba chắc chắn không phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ".

Ông Mark Warner, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, cho rằng chính quyền Biden và cộng đồng tình báo Mỹ xứng đáng được "khen ngợi nhiệt liệt" vì cách xử trí tình hình chiến sự ở Ukraine cho đến lúc này. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng những quyết định tiếp theo sẽ "rất khó khăn".

Chia sẻ với Financial Times, ông Warner nhấn mạnh: "Tôi muốn làm mọi thứ có thể để đáp lại yêu cầu trợ giúp của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nhưng tôi cũng không muốn khởi động chiến tranh thế giới thứ ba".

"Dĩ nhiên ông Zelensky, người đang phải chiến đấu cho sự tồn vong của đất nước mình, sẽ hoan nghênh sự tham gia toàn diện của NATO trong chiến sự với Nga… nhưng việc này có thể không phù hợp với lợi ích của NATO".

Bà Julianne Smith, đại diện thường trực của Mỹ tại NATO nói với các phóng viên trong tuần này: "Mục tiêu chung của chúng tôi là chấm dứt cuộc chiến. Chúng tôi không muốn mở rộng xung đột, không muốn thấy chiến sự vượt tầm kiểm soát".

"Chiến lược gây mơ hồ"

Các quan chức NATO nói rằng phía Moscow chưa cố ý khiêu khích các đồng minh của liên minh, cũng như không có hoạt động quân sự ở mức độ đặc biệt cao nào gần biên giới NATO.

Theo các quan chức của NATO, liên minh quân sự này đang sử dụng "chiến lược gây mơ hồ", khiến ông Putin không thể lựa chọn các phương án khả thi dựa trên phản ứng đã biết trước từ NATO.

Một quan chức nói rõ hơn: "Nếu một quả đạn pháo vô tình rơi xuống lãnh thổ của NATO, chúng tôi sẽ không phát động chiến tranh thế giới thứ ba". Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh sẽ tìm cách trợ giúp Ukraine nhiều hơn mà không đi quá những ràng buộc mà họ tự áp đặt.

Một cố vấn quốc phòng phương Tây cho rằng họ cần tăng cường nguồn cung cấp vũ khí và đạn dược cho lực lượng của Ukraine, cùng với các phương tiện để giúp người Ukraine phòng vệ tốt hơn trước các cuộc không kích và pháo kích của Nga.

Vị cố vấn nói quân đội Ukraine "cần thêm vũ khí hiện có cũng như được trang bị thêm hệ thống phòng thủ pháo và phòng không tầm xa hơn". Ông Putin đang tìm đến các ngoại binh và tuần trước đã cho phép 16.000 tình nguyện viên từ Trung Đông sát cánh với Nga ở Ukraine.

Bà Conley, người từng là quan chức cấp cao trong chính quyền George W. Bush, nói rằng phương Tây cần tiếp tục hỗ trợ Ukraine và quân đội của nước này "càng lâu càng tốt", và chuyển từ "răn đe sang phòng thủ" ở sườn phía đông của NATO.

Theo bà, chuyển sang trạng thái phòng thủ có thể đòi hỏi "triển khai lực lượng đáng kể khi đạn pháo rơi quá gần biên giới NATO".


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Giang

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.