Mỹ phản đối lệnh cấm ba loại hoá chất của Thái Lan vì ảnh hưởng tới xuất khẩu ngũ cốc
Hôm 22/10, Ủy ban các chất độc hại quốc gia Thái Lan đã bỏ phiếu cấm sử dụng ba hóa chất nguy hiểm, gồm paraquat, glyphosate và chlorpyrifos, thường được tìm thấy trong thuốc trừ sâu hoặc thuốc trừ sâu.
Lệnh cấm, sẽ có hiệu lực vào ngày 1/12, sẽ ghi nhận các hóa chất được nâng lên danh sách Loại 4 trong Đạo luật về Chất độc hại của Thái Lan, đã được sửa đổi trong năm nay và cấm sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, chuyển nhượng hoặc sở hữu các hóa chất được liệt kê.
Bản thân lệnh cấm không mở rộng đối với các sản phẩm nông nghiệp, nhưng các nhóm nông dân Thái Lan phản đối lệnh cấm cũng đang kêu gọi chính phủ cấm tất cả loại cây trồng nhập khẩu từ các quốc gia sử dụng hóa chất, trong đó có Mỹ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) Ted McKinney đã yêu cầu Thái Lan trì hoãn hành động lệnh cấm đối với hoá chất glyphosate trong một lá thư gửi đến Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, được truyền thông địa phương đăng tải và công bố vào thứ Sáu (25/10).
"Nếu lệnh cấm được thực hiện, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhập khẩu nông sản như đậu nành và lúa mì của Thái Lan", ông McKinney cho biết trong thư.
Ông thúc giục Thái Lan duy trì giới hạn dư lượng tối đa hiện tại.
Mỹ đã xuất khẩu 593 triệu USD giá trị đậu nành và 180 triệu USD lúa mì sang Thái Lan vào năm 2018, theo dữ liệu từ USDA.
Theo ông McKinney, trích dẫn một đánh giá của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ năm 2017, chất glyphosate không gây ra rủi ro đối với sức khỏe con người khi được cho phép sử dụng.
Glyphosate, được tổ chức nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới phân loại là có khả năng gây ung thư cho con người vào năm 2015, cũng là mục tiêu của hàng ngàn vụ kiện ở Mỹ với cáo buộc tiếp xúc với hoá chất sẽ gây ung thư.
Lệnh cấm đối với glyphosate và hai loại hóa chất khác của Thái Lan theo sau một động thái tương tự ở Việt Nam hồi đầu năm nay, sự kiến cũng khiến phản ứng dữ dội từ Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue và Bayer AG, công ty bán thuốc diệt cỏ Roundup.
Ảnh: Bangkok Post.
Chi phí cao hơn
Mặc dù nhiều nhóm xã hội dân sự Thái Lan hoan nghênh lệnh cấm, nhưng nó cũng gặp phải sự kháng cự đáng kể từ các nhóm nông dân, những người phàn nàn về việc thiếu các lựa chọn thay thế giá rẻ.
Các nhóm nông dân cho biết họ sẽ kháng cáo lệnh cấm tại tòa án và cho biết nếu nó có hiệu lực, họ cũng sẽ yêu cầu lệnh cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm từ những quốc gia khác sử dụng hóa chất bị cấm, theo Reuters.
"Chúng tôi sẽ không để bị lợi dụng", ông Sukan Sangwanna, Tổng thư kí Liên đoàn Nông nghiệp An toàn Thái Lan cho biết.
"Nông dân Thái Lan sẽ sụp đổ nếu không có các hóa chất này vì chi phí sẽ cao hơn".
Ông Thongkam Cheongklad, Chủ tịch Hiệp hội Những người trồng mía Thái Lan cho hay nếu cấm dùng paraquat, loại hóa chất kiểm soát cỏ dại sẽ tác động đáng kể đến chi phí sản xuất của nông dân.
Trong khi đó, các loại thuốc bảo vệ thực vật thay thế khác vào thời điểm hiện tại là khá đắt đỏ và không hiệu quả.
Theo ông khoảng 1,2 triệu người trong chuỗi sản xuất - chế biến mía đường ở các địa phương miền Trung, Bắc, Đông và Đông Bắc Thái Lan vẫn đang phản đối lệnh cấm các loại hóa chất này.