Mỹ không đưa bất cứ đối tác thương mại nào vào danh sách thao túng tiền tệ
Chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối gọi tên bất kỳ đối tác thương mại quan trọng nào của mình là nước thao túng tiền tệ trong một báo cáo công bố ngày thứ 6, rời xa lười hứa quan trọng trong chiến dịch tranh cử của ông Trump rằng sẽ chỉ đích danh Trung Quốc thao túng tiền tệ.
Báo cáo tiền tệ giữa năm của Bộ Tài chính Mỹ, tuy nhiên, giữ Trung Quốc trong danh sách theo dõi tiền tệ mặc dù thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu thấp hơn, viện dẫn tới thặng dư thương mại song phương lớn thường xuyên với Mỹ của Trung Quốc.
Năm đối tác thương mại khác của Mỹ nằm trong danh sách theo dõi tới cuối tháng 10 là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức và Thụy Sỹ, Bộ Tài chính Mỹ sẽ áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát đối với các chính sách kinh tế và ngoại hối của các nước này.
Báo cáo của Bộ Tài chính đã công nhận điều mà nhiều chuyên gia phân tích đã nói trong nhiều năm qua rằng Trung Quốc gần đây đã can thiệp vào thị trường ngoại hối để nâng giá nhân dân tệ, chứ không kéo tỷ giá thấp xuống để khiến hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu rẻ hơn.
Các chuyên gia ngoại hối trả lời Reuters tuần trước rằng việc nêu tên Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ là không thể xảy ra.
Bộ Tài chính Mỹ đã không thay đổi 3 ngưỡng quan trọng để xác định việc thao túng tiền tệ được chính quyền Obama đặt ra năm ngoái: thặng dư thương mại với Mỹ từ 20 tỷ USD trở lên; thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu tương đương hơn 3% GDP và mua ngoại hối kéo dài tương đương tới 2%GDP trong 12 tháng.
Không có quốc gia nào đáp ứng đủ cả 3 tiêu chí này nhưng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức và Thụy Sỹ đều có 2/3 tiêu chí.
Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo Nhật Bản về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp can thiệp tiền tệ, cho rằng điều đó chỉ nên dành riêng cho những tình huống đặc biệt phù hợp nhất quán với các cam kết của Nhật Bản với G7 và G20.