Mỹ có thể ký các thỏa thuận thương mại riêng với Canada và Mexico
Thỏa thuận thương mại EU - Nhật Bản đe dọa hoạt động xuất khẩu thịt heo của Mỹ | |
Bộ Quốc phòng Mỹ có thể sắp ký thỏa thuận 10 tỷ USD với Amazon |
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Nguồn: AFP/TXVN) |
Mỹ không loại trừ khả năng ngừng việc đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và chuyển sang các thỏa thuận tự do thương mại (FTA) song phương có nội dung tương tự với Canada và Mỹ.
Phát biểu với báo giới ngày 1/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết: "Thành thật mà nói, tôi không phản đối các thỏa thuận riêng rẽ với Canada và Mexico".
Trước đó, ngày 31/5, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tuyên bố Washington không hài lòng về việc các cuộc đàm phán này kéo dài. Hiện không có thời hạn chính xác cho việc kết thúc đàm phán về một văn kiện NAFTA sửa đổi.
Thỏa thuận về khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ giữa Canada, Mỹ và Mexico được ký kết năm 1992 và có hiệu lực hai năm sau đó. Sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ tháng 1/2017, ông Trump yêu cầu các bên đàm phán lại các điều khoản trong hiệp định này. Các cuộc đàm phán về sửa đổi NAFTA được khởi động không lâu sau đó. Sau 7 vòng đàm phán, Mỹ, Canada và Mexico vẫn bất đồng về một số quy định liên quan đến xuất xứ ôtô và nhiều vấn đề khác.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã không đến thủ đô Washington của Mỹ trong tuần này để hoàn tất các cuộc đàm phán sửa đổi NAFTA. Trước đó, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence thông báo với ông rằng cuộc gặp với Tổng thống Mỹ sẽ chỉ diễn ra nếu ông Trudeau nhất trí đưa “điều khoản hoàng hôn” vào thỏa thuận, tức là cho phép NAFTA tự động hết hạn sau 5 năm trừ khi được các bên nối lại.
Ông Trudeau nhấn mạnh đây là điều kiện "hoàn toàn không thể chấp nhận". Người đứng đầu Chính phủ Canada lâu nay tuyên bố sẽ không đồng ý với "điều khoản hoàng hôn" bởi các doanh nghiệp cần hoạt động ổn định sau khi đầu tư dài hạn và việc đưa ra điều khoản cứ 5 năm một lần sẽ gây ra bất ổn.
NAFTA, có hiệu lực từ năm 1994, hiện chiếm 40% tổng sản phẩm (GDP) toàn cầu. Trao đổi thương mại nội khối đạt trên 1.200 tỷ USD năm 2017, trong đó Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cả Mexico và Canada.