|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Mỹ chính thức tăng thuế chống bán phá giá với tôm Việt Nam

11:29 | 30/07/2017
Chia sẻ
Mỹ đã từng là thị trường xuất khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, theo VASEP, Nhật Bản giờ đã trở thành nhà nhập khẩu tôm Việt Nam lớn nhất. 
my chinh thuc tang thue chong ban pha gia voi tom viet nam

Các nhà sản xuất tôm nội địa của Mỹ đã đạt được một chiến thắng gần đây khi tòa phúc thẩm liên bang ủng hộ một quyết định của Bộ Thương mại Mỹ nhằm thay đổi cách đánh giá lượng hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

Cuối tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ đã điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Do Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường nên các quan chức Mỹ phải sử dụng một quốc gia áp dụng có nền kinh tế tương tự để định giá.

Trong những năm trước, các quan chức Bộ Thương mại Mỹ đã sử dụng mức giá từ Bangladesh. Tuy nhiên, trong năm nay, một nhóm chủ tàu và người chế biến thủy hải sản tại Mỹ đã phàn nàn, trích dẫn những hành động trừng phạt của chính phủ Mỹ nhằm vào Bangladesh vì có hành vi ngược đãi người lao động. Mang tên Ủy ban hành động thương mại tôm Mỹ (AHSTAC), nhóm này đã khởi kiện và dẫn đến việc tòa án ra lệnh tái thẩm định quyết định của Bộ Thương mại Mỹ.

Khi xem xét lại, các quan chức Bộ Thương mại Mỹ đã chọn đánh giá hàng nhập khẩu của Việt Nam dựa trên dữ liệu tiền lương từ Ấn Độ, cho rằng nước đông dân thứ hai trên thế giới không có tình trạng ngược đãi lao động trong ngành tôm như người hàng xóm của mình.

Quyết định này có nghĩa là một số nhà nhập khẩu tôm tại Mỹ phải chịu thuế chống bán phá giá cao hơn đối với tôm nhập khẩu trong khoảng thời gian 12 tháng bắt đầu từ tháng 2/2013. Mức thuế chống bán phá giá đã tăng từ 1,16% lên 1,42%.

Hiện tại, AHSTAC cũng đang kêu gọi hành động tương tự đối với tôm nhập khẩu từ một năm trước, Nathan Rickard, một luật sư đại diện của nhóm này cho biết.

Các công ty nhập khẩu tôm vào Mỹ phải chi một khoản kí quỹ bằng tiền mặt, để chính phủ Mỹ thu thuế chống bán phá giá. Bộ Thương mại Mỹ tiến hành các cuộc đánh giá hành chính như trên theo định kỳ để cập nhật và đánh giá các mức thuế chống bán phá giá. Rickard cho biết cuộc đánh giá tiếp theo dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm tới. Trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước, ông cho biết AHSTAC sẽ thúc giục các quan chức Bộ Thương mại Mỹ từ chối so sánh Bangladesh cho việc áp thuế trong tương lai.

Tôm là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế Việt Nam, với doanh thu 1,56 tỷ USD trong nửa đầu năm 2017, tăng 16% so với cùng kì năm ngoái, theo số liệu của VASEP.

Mỹ đã từng là thị trường xuất khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, theo VASEP, Nhật Bản giờ đã trở thành nhà nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Mạnh Đức

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.