Morgan Stanley: ECB sẽ dừng tăng lãi suất vào tháng 7/2023
Morgan Stanley đánh giá chính sách tài khóa vẫn mang tính hỗ trợ.
Ngày 4/5, ECB đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên mức 3,25%, do lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang chậm lại với triển vọng ổn định.
Đây là lần tăng lãi suất thứ 7 liên tiếp của ECB kể từ tháng 7/2022 để kiểm soát lạm phát. Đến nay, ECB đã tăng lãi suất tổng cộng 375 điểm cơ bản.
Tỷ lệ lạm phát tại Eurozone trong tháng 3 ở mức 6,9%, so với mức dự báo 7,1% mà hãng tin Bloomberg và công ty dữ liệu tài chính FactSet đưa ra trước đó, đồng thời hạ nhiệt đáng kể so với mức 8,5% trong tháng 2.
Mức lạm phát tháng 3 cũng là thấp nhất trong vòng một năm qua.
Trước đó, phát biểu tại lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập ECB, Chủ tịch ngân hàng này, bà Christine Lagarde, đã cam kết đưa lạm phát tại Eurozone xuống mức mục tiêu 2% một cách kịp thời. Bà Lagarde nói đó là ưu tiên trước mắt và cao nhất của ECB.
Lạm phát ở Eurozone đã ở mức 7% trong tháng Tư, giảm từ mức “đỉnh” 10,6% vào tháng 10 năm ngoái, nhưng vẫn còn xa mức mục tiêu 2% của ECB.
Nhưng dù tăng lên các mức cao trong thời gian gần đây, lạm phát trung bình vẫn ở mức 2,05% trong 25 năm hoạt động của ECB, khá gần mức mục tiêu của ngân hàng này.
Bà Lagarde đã đề cao vai trò của đồng euro, cho đây là "phương tiện của hội nhập" ở châu Âu. Đồng tiền chung là câu trả lời mang tính lô-gic cho những thay đổi kể từ cuối những năm 1980, trong đó có việc tăng số thành viên từ 11 lên 20. Đồng euro đã mang lại cho khu vực sự ổn định, chủ quyền và sự đoàn kết.
Mặc dù đồng tiền chung đối mặt với thách thức do khủng hoảng nợ cũng như trong giai đoạn Anh ra khỏi Liên minh châu Âu, bà Lagarde cho rằng các chính sách của ECB có thể có nhận được sự ủng hộ hoặc không nhưng hầu hết các nước nhận thấy việc trở thành thành viên khu vực đồng tiền chung là lựa chọn đúng đắn.
Khi lạm phát tiếp tục tăng cao gấp ba lần so với mục tiêu 2% của ECB, các nhà kinh tế cho hay rủi ro lớn hơn là lãi suất khi đạt đỉnh có thể vượt mức dự kiến của hiện tại.
Cũng theo kết quả khảo sát, áp lực lạm phát tổng thể tại châu Âu khó giảm xuống mức mục tiêu 2% cho đến ít nhất năm 2025. Lạm phát cơ bản được dự đoán ở mức trung bình lần lượt là 5,5%, 5,0% và 3,9% trong quý II, quý III và quý IV/2023 và trung bình 2,7% vào năm 2024.
Một cuộc khảo sát của ECB cho thấy các công ty thuộc Eurozone dự kiến sẽ giảm tốc độ tăng giá trong năm nay, do triển vọng về chi phí và nhu cầu của họ yếu đi rõ ràng hơn.
ECB đã tăng lãi suất lần thứ năm liên tiếp vào ngày 2/2 vừa qua và báo hiệu có thể thực hiện thêm các đợt tăng lãi suất khác. Động thái này tái khẳng định phát biểu trước đó của ECB rằng ngân hàng trung ương này sẽ tiếp tục cuộc chiến chống lạm phát phi mã.
Yếu tố sẽ hỗ trợ nỗ lực của ECB trong việc kiềm chế giá cả tăng cao là thông tin từ các công ty lớn trong khu vực Eurozone cho thấy họ đã kéo chậm tốc độ tăng giá và dự kiến mức tăng sẽ nhỏ hơn trong năm nay.
Trong bản tóm tắt nội dung khảo sát, ECB cho biết giá bán về tổng thể sẽ còn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ vừa phải và có nhiều thay đổi hơn giữa các lĩnh vực. Báo cáo cũng lưu ý triển vọng giá bán của các công ty cũng ít chắc chắn hơn.
Kỳ vọng của các công ty về việc tăng giá trong tương lai đã đạt đỉnh vào đầu năm 2022 rồi giảm dần kể từ đó. Hiện các công ty dự kiến tốc độ tăng giá sẽ thấp hơn vào năm 2023.
ECB nhận định khả năng các công ty tăng giá ra sao sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của chi phí đầu vào và độ nhạy cảm về giá của nhu cầu. Tuy nhiên, những yếu tố đó ngày càng không chắc chắn và dễ biến động.
Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) ngày 2/5 cho biết, lạm phát tại Eurozone đã tăng lên 7% trong tháng 4/2023, mức tăng đầu tiên sau 5 tháng giảm liên tiếp.
Cụ thể, giá tiêu dùng tại Eurozone tăng từ mức 6,9% của tháng 3/2023, điều này có thể càng khuyến khích ECB tăng lãi suất vào cuộc họp chính sách ngày 4/5 tới. Kết quả này nằm ngoài dự đoán của thị trường, khi các nhà phân tích của FactSet và Bloomberg đã dự đoán tỷ lệ này sẽ vẫn ổn định trong tháng Tư.
ECB đã liên tục tăng lãi suất kể từ tháng Bảy năm ngoái để kiềm chế lạm phát nóng, và các nhà phân tích kỳ vọng thể chế tài chính có trụ sở tại Frankfurt này sẽ tăng lãi suất một lần nữa tại cuộc họp sắp tới, mặc dù mức tăng dự kiến vẫn đang được tranh cãi.
Sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine (U-crai-na) xảy ra hồi năm ngoái, giá năng lượng tăng vọt đã đẩy giá tiêu dùng tăng cao hơn trên toàn Eurozone, đạt mức cao nhất là 10,6% trong tháng 10/2022. Lạm phát sau đó đã giảm nhờ tốc độ tăng giá năng lượng chậm lại, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ECB.
Eurostat cho biết, giá thực phẩm và đồ uống tiếp tục leo thang, gây áp lực lên các hộ gia đình châu Âu, nhưng tốc độ tăng đã chậm lại còn 13,6% trong tháng 4/2023 sau khi chứng kiến mức tăng 15,5% trong tháng Ba. Tuy nhiên, giá năng lượng tăng 2,5% sau khi giảm 0,9% trong tháng Ba.
Trước đó, kết quả khảo sát cho thấy kinh tế của Eurozone đã "tăng tốc" trong tháng 3/2023 và chạm mức cao của 10 tháng, bất chấp những bất ổn trên thị trường và những lo ngại về ngân hàng.
Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của S&P Global Flash Eurozone cho thấy chỉ số này ở mức 54,1 (điểm), tăng so với mức 52 trong tháng 2/2023, nhờ lĩnh vực dịch vụ. PMI trên 50 thể hiện hoạt động kinh tế tăng trưởng.
Nỗi lo suy thoái đang giảm dần nhờ tình hình thời tiết mùa Đông ấm hơn trong bối cảnh giá năng lượng tăng phi mã sau khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine xảy ra hồi năm 2022.