|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Moody's siết chặt xếp hạng tín nhiệm Mỹ với các khoản nợ phải trả

06:42 | 28/08/2017
Chia sẻ
Moody’s cho biết họ sẽ xem xét việc bỏ mức xếp hạng hàng đầu của Mỹ trong trường hợp vỡ nợ. Điều này không phải do Mỹ trễ hay không trả các nghĩa vụ ngoài nợ vay, khi chính quyền liên bang đối mặt với khả năng cạn ngân sách trong những tuần tới.

Cảnh báo của Moody’s về khả năng hạ bậc của Mỹ có vẻ ít nghiêm trọng và trong phạm vi hẹp hơn so với đối thủ Fitch. Trước đó vào thứ Tư tuần trước, Fitch cho rằng Mỹ phải ưu tiên thanh toán các nghĩa vụ khác, nếu trần nợ không được nâng thì Mỹ không xứng đáng với mức xếp hạng tín nhiệm AAA”.

moodys giam muc xep hang hang dau cua my xuong phai tra no
Moody's siết chặt xếp hạng tín nhiệm Mỹ với các khoản nợ phải trả

Reuters đưa tin, việc thanh toán trễ các khoản không phải nợ vay như lương nhân viên liên bang, các khoản phải trả an sinh sinh xã hội sẽ không dẫn đến việc Moody's giảm mức đánh giá Aaa, cơ quan này nói trong phân tích hàng năm của Mỹ.

“Nếu Kho bạc Mỹ không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán các khoản ngoài nợ vay trên do bế tắc chính trị về vấn đề này, điều đó sẽ không ảnh hưởng đến xếp hạng chính quyền Mỹ. Bởi các xếp hạng của chúng tôi phản ánh rủi ro vỡ nợ và mất mát đối với nợ Chính phủ, không phải rủi ro trả nợ thất bại hay chậm trễ đối với các nghĩa vụ không vay”, Moody’s nói.

Không rõ các nhà đầu tư có ủng hộ Moody’s về ưu tiên thanh toán như một sự bảo đảm, niềm tin đối với Chính phủ và các khoản tín dụng hay không.

Theo Robert Tipp, nhà chiến lược đầu tư trưởng của PGIM Fixed Income ở Newark, New Jersey, "Nếu bạn khất lại bất kì loại nợ nào, đó là điều tiêu cực, khi bạn nhìn thấy nghi ngờ, bạn phải tính đến điều đó trong xế hạng của mình”.

Đánh giá của Moody’s và Fitch xuất hiện bởi nguy cơ một cuộc biểu tình có thể xảy ra ở Washington trong việc tăng hạn mức vay theo luật định liên bang 19,9 nghìn tỷ USD trước khả năng cạn tiền vào cuối tháng 9.

Không rõ là các nhà lập pháp đang trong kì nghỉ và trở lại vào ngày 5/9, sẽ đạt được các lá phiếu để tăng trần nợ công ngay cả khi Đảng Cộng Hòa kiểm soát Nhà Trắng và cả hai viện của Quốc Hội.

Vào hôm 24/8, Tổng thống Donald Trump chỉ trích các đảng viên Đảng Cộng Hòa về việc khống chế trần nợ công.

Nợ của chính phủ Mỹ được coi là tài sản có tính thanh khoản cao nhất và an toàn nhất trên thế giới. Các nhà kinh doanh lo ngại sự vỡ nợ của Mỹ sẽ làm khuấy động thị trường tài chính.

Các khoản thanh toán lãi suất của Chính phủ trong tháng 10 là “tương đối nhỏ”, nhưng khoản tiền lãi 35 tỷ USD đáo hạn vào ngày 15/11 tương đương 16% doanh thu trong tháng, Moody’s cho hay.

Lãi suất trái phiếu Kho Bạc đáo hạn trong tháng 10 cao hơn trong tháng 9 và 11 do những lo ngại về thanh toán chậm.

Nếu Kho bạc Mĩ không thể phát hành thêm nợ vào đầu tháng 10, Chính phủ sẽ phải ưu tiên các nghĩa vụ của mình bảo đảm niềm tin và tín dụng của Mỹ, và sự ổn định của thị trường tài chính, Moody’s nói.

Điều này sẽ dẫn đến việc ngừng hoạt động một phần Chính phủ khi đó sẽ trì hoãn hay giảm 14% tổng chi tiêu..

“Việc ngưng một số hoạt động của Chính phủ là một điều không tránh khỏi trong trường hợp này, song sẽ gây trở ngại cho nền kinh tế, và gây trở ngại hơn cho nền kinh tế khi việc đóng cửa này kéo dài”, Moody’s cho biết.

Khả năng trần nợ công không được tăng lên đúng thời hạn là “thấp” bất chấp những tranh cải gần đây để đạt được khoản vay thêm, theo Moody.

Nếu Chính phủ thậ không được các khoản nợ, “điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc xếp hạng”, Moody’s nhắc lại đề cập trước đây.

moodys giam muc xep hang hang dau cua my xuong phai tra no Fitch cảnh báo hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ

Hôm thứ Tư (23/8), một trong 3 cơ quan xếp hạng tín dụng uy tín trên thế giới đưa ra cảnh báo đối với các ...

Thành Nguyên