Moody’s nâng hạng tín dụng cơ sở của BIDV lên mức b3
BIDV báo lãi hơn 6.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm | |
BIDV phát hành xong 2.700 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 7,5 - 8%/năm |
S&P duy trì xếp hạng tín nhiệm BIDV mức Ổn định |
Hãng xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Moody’s vừa công bố xếp hạng đối với ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Theo đó, Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của BIDV đối với tiền gửi nội tệ/ngoại tệ dài hạn là B1/B2; xếp hạng nhà phát hành nội tệ/ngoại tệ dài hạn ở mức B1.
Bên cạnh đó, tín dụng cơ sở (BCA) và tín dụng cơ sở điều chỉnh của BIDV được nâng một hạng từ caa1 lên b3. Rủi ro đối tác dài hạn (CR Assessmens) được xếp hạng ở mức B1(cr).
Triển vọng về xếp hạng tiền gửi nội tệ và nhà phát hành nội tệ/ngoại tệ của BIDV là tương đối khả quan, phù hợp với triển vọng tích cực đối với xếp hạng của Việt Nam nói chung. Triển vọng về định hạng tiền gửi ngoại tệ được đánh giá là ổn định ở mức B2 do việc áp trần lãi suất ngoại tệ theo quy định của Việt Nam.
Moody’s nâng hạng tín dụng cơ sở (BCA) của BIDV . |
Lý giải về kết quả xếp hạng của Moody’s
Theo đánh giá của Moody’s, định hạng tiền gửi nội tệ của BIDV và xếp hạng của nhà phát hành nội tệ/ngoại tệ của BIDV ngang bằng với xếp hạng của Việt Nam, do đó khả năng nhận được sự hỗ trợ của chính phủ là rất cao. Hơn nữa, BIDV là ngân hàng lớn thứ hai tại Việt Nam với thị phần lớn của các khoản tiền gửi và cho vay trong nước, hơn nữa chính phủ nắm 95% quyền sở BIDV thông qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Moody’s quyết định nâng hạng BCA của BIDV lên một hạng do đánh giá sự ổn định trong chất lượng tài sản cũng như sự cải thiện hồ sơ tài chính của ngân hàng.
Vào cuối tháng 9/2017, tỷ lệ khoản cho nợ có vấn đề (nợ từ nhóm 2 - 5 và trái phiếu VAMC) của BIDV giảm xuống còn 7,9% so với mức 8.4% vào cuối năm 2016, chủ yếu do tăng trưởng tín dụng cũng như tốc độ hình thành các khoản nợ có vấn đề ở mức ổn định.
Moody's kỳ vọng xu hướng ổn định về chất lượng tài sản của BIDV sẽ tiếp tục trong 12 đến 18 tháng tớinh ờ vào cải thiện môi trường hoạt động và khả năng trả nợ của khách hàng.
Vào cuối tháng 9/2017, tiền gửi của khách hàng chiếm khoảng 73% tài sản hữu hình của BIDV. Sự phụ thuộc của BIDV vào các quỹ thị trường đã có xu hướng giảm trong những năm gần đây khi chỉ chiếm 15% tổng tài sản hữu hình với số dư tiền gửi tăng lên. Nguồn vốn thị trường sơ cấp chủ yếu bao gồm các khoản vay từ NHNN, ngân hàng khác chiếm 14%, trái phiếu trực thuộc 1%.
Ngoài ra, với số dư tiền gửi và cho vay cuối năm 2016, BIDV được xem là ngân hàng quốc doanh lớn thứ hai tại Việt Nam, Moody's kỳ vọng BIDV sẽ được hỗ trợ trong trường hợp gặp những cú sốc lớn nội bộ và đến từ môi trường hoạt động bên ngoài.
Xếp hạng của BIDV sẽ cao hơn nếu xếp hạng của Việt Nam tăng lên
Moody's cho rằng nếu xếp hạng B1 của Việt Nam được nâng lên thì mức xếp hạng dài hạn của BIDV cũng sẽ được tăng lên. Mức xếp hạng BCA của BIDV cũng sẽ được nâng lên nếu chất lượng tài sản và mức vốn cấp một cải thiện hay giảm đáng kể rủi ro tín dụng.
Ngược lại, BCA và xếp hạng tín dụng của BIDV có thể bị xuống hạng nếu môi trường hoạt động làm suy yếu đáng kể hoặc các hoạt động bảo lãnh phát hành trở nên lỏng lẻo, dẫn đến suy giảm đáng kể chất lượng tài sản của ngân hàng; có sự suy giảm lớn về vốn; hay sự hỗ trợ của chính phủ cho BIDV suy yếu.