Mobile banking sẽ vượt mức 142 tỷ USD vào năm 2019
Mobile banking sẽ vượt mức 142 tỷ USD vào năm 2019
Sự bùng nổ của các thiết bị di động với tỷ lệ sử dụng của giới trẻ Việt Nam lên đến hơn 70% - cao hàng đầu thế giới, là cơ sở cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính tìm giải pháp, tạo ra những hiệu ứng tiếp cận khách hàng trên kênh này.
Ông Trần Công Quỳnh Lân – Phó tổng giám đốc VietinBank |
Ông Trần Công Quỳnh Lân – Phó tổng giám đốc VietinBank chia sẻ thanh toán qua mobile banking (yhanh toán di động) hiện chưa thực sự phổ biến tới người dân. Ông đánh giá cao tiềm năng thanh toán qua QR code khi dân số Việt Nam trẻ, thích ứng nhanh với công nghệ và đặc biệt quá nửa dân số đang sử dụng smartphone.
Từ đầu năm 2017 tới hết tháng 9/2017, thanh toán qua QR code tăng trưởng 120%, số lượng các điểm giao dịch chấp nhận thanh toán QR code tăng lên tới gần 5.000 điểm. Dự báo đến hết năm 2018 số lượng này là 50.000 điểm và hiện đã có tới 12 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán QR code.
Ông Nguyễn Quang Hiền Huy - Phó tổng giám đốc, Giám đốc Điều hành ngành hàng Thiết bị Di động Công ty Điện tử Samsung Vina cũng nhận định thanh toán di động đang rất phổ biến và thịnh hành tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đây sẽ là xu thế tất yếu trong thời gian tới. Theo ước tính của Forrester Research Inc, thanh toán di động sẽ vượt mức 142 tỷ USD vào năm 2019.
Tại Việt Nam, nếu năm 2013, chỉ 20% dân số dùng smartphone thì tỷ lệ này đến năm 2016 là 72%. Hết tháng 6/2017, Việt Nam có khoảng 48 triệu thuê bao di động băng rộng gồm cả 3G và 4G. Đây là một trong những yếu tố chính khiến Samsung quyết định triển khai Samsung Pay tại Việt Nam.
Còn theo Javelin, EY, tổng giá trị thanh toán qua hình thức ứng dụng di động sẽ đạt mức 194 tỷ USD năm 2017 và 319 tỷ đôla vào năm 2020. Số lượng người dùng hình thức thanh toán di động ước tính là 1.476 triệu người năm 2017 và sẽ tăng 47% vào năm 2019, trong đó khu vực Châu Á và châu Úc chiếm đa số.
Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt của Việt Nam còn thấp
Theo cho biết từ Ông Cao Quốc Hưng - Thứ trưởng Công Thương, thương mại điện tử Việt Nam tăng 25 - 35% mỗi năm, tương đương với tốc độ tăng trưởng tại khu vực.
Năm 2016 thương mại điện tử của Việt Nam đạt 5 tỷ USD và hiện nay pháp lý, hạ tầng dần hoàn thiện. Trong thời gian tới thương mại điện tử Việt Nam sẽ phấn đấu chiếm 30% trên thế giới.
Chia sẻ về thanh toán thương mại đa ngành như logistic, hải quan... ông cho rằng ở nước ta mặc dù là thương mại điện tử nhưng mà thanh toán bằng tiền mặt vẫn rất lớn. Do đó, chúng ta cần phải tiếp tục giải quyết các tồn động khi vẫn có tới 89% thanh toán bằng tiền mặt, và mới có 18% thanh toán qua trung gian. Nguyên nhân thanh toán di động còn thấp do liên quan đến niềm tin và nhiều yếu tố khác
Tính đến hết quý II/2017, theo NHNN có tổng cộng hơn 110 triệu thẻ ngân hàng đã được phát hành. Năm 2018, dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng lên 150 triệu thẻ trong năm 2018, chủ yếu tập trung ở người tiêu dùng trẻ tuổi.
Tỷ lệ thanh toán tiền mặt giảm mạnh
Từ năm 2005 đến 2016, tỷ lệ thanh toán tiền mặt trong nền kinh tế giảm mạnh từ hơn 19% còn 11,5%. |