Mizuho Bank thực sự cần một cú đột phá?
Nguồn: Reuters.
Theo đưa tin từ Bloomberg, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các ngân hàng lớn Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn.
Trong tuần trước, giá trị danh mục trái phiếu nước ngoài của Mizuho Financial Group đã giảm khoảng 150 tỉ yen (tương đương 1,35 tỉ đô la) trong khi khoản đầu tư thị trường bảo lãnh nợ có lãi suất cao của Mỹ của Tập đoàn Tài chính Mitsubishi UFJ trở nên xấu đi.
Chưa đầy hai tháng trước, Tập đoàn Nomura Holdings cũng đã phải chịu khoản phí tổn thất gần 750 triệu USD cho hoạt động kinh doanh ngân hàng đầu tư ở nước ngoài.
Chính phủ nước này đã trở nên lo lắng cho việc đầu tư vào lĩnh vực cho vay thế chấp tại Mỹ được của các ngân hàng.
Mizuho và các đối thủ của nó hiện có một khoản đầu tư 142 nghìn tỉ yen trong trái phiếu quốc tế, vì vậy việc ra khỏi thị trường nước ngoài là khó thực tế. Bên cạnh đó, họ đang có nhiều khoản tiền gửi cần mang đi đầu tư và mức lãi suất cực thấp của Nhật Bản khiến cho việc tìm kiếm cơ hội trong nước trở thành một thách thức.
Giá trị thương hiệu các ngân hàng lớn đang giảm dần
Rủi ro là điều không tránh khỏi khi đầu tư ở thị trường nước ngoài nhưng có một cách để các ngân hàng Nhật Bản có thể hạn chế bớt thiệt hại là tăng đầu tư vào thị trường trong nước. Đây cũng là nguyên nhân khiến Mizuho thúc đẩy cơ sở hạ tầng cho vay trong nước, bắt lấy cuộc cách mạng fintech và bắt đầu tập trung vào người tiêu dùng Nhật Bản.
Ngân hàng này đã đầu tư đầu tư khoảng 460 tỉ yen vào hệ thống công nghệ thông tin mới dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm nay. Ra đời từ sự hợp nhất của ba ngân hàng với các mạng CNTT riêng biệt vào năm 2002, Mizuho đã dễ gặp sự cố ATM, nổi tiếng nhất là sau trận động đất và sóng thần Fukushima vào năm 2011 và đã phải chịu một sự cố đáng xấu hổ của ứng dụng chứng khoán trực tuyến vào năm ngoái.
Những sự cố như vậy đã tạo ra một danh tiếng kém về về công nghệ của các ngân hàng lớn của Nhật Bản.
Theo dữ liệu từ Bloomberg, Mizuho có bảng cân đối kế toán "mỏng" nhất trong ba ngân hàng lớn tại Nhật Bản với tỉ lệ đòn bẩy là 4,37% vào cuối tháng 12, so với 4,93% cho Sumitomo Mitsui Banking Corp (SMFG) và 4,97% tại MUFG. Đây cũng là điểm hạn chế cho việc mở rộng đầu tư ra nước ngoài khiến Mizuho chỉ đầu tư 15% cổ phần vào VietinBank của Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất của Mizuho dường như cũng đang mở rộng đầu tư vào thị trường Đông Nam á và Mỹ.
Tỉ lệ cổ tức của các ngân hàng lớn Nhật Bản
Tỉ lệ cổ tức của Mizuho cao hơn hai ngân hàng lớn khác của Nhật trong năm 2018
Mizuho đã tung ra sản phẩm tài chính tiêu dùng liên doanh với Softbank Group Corp được gọi là JScore sử dụng trí thông minh nhân tạo để đánh giá mức độ tin cậy của người vay. Họ cũng chạy đua cùng 60 ngân hàng để tạo thành một ứng dụng thanh toán, JCoin Pay, sản phẩm có thể đe doạ thị phần của SMFG trong thị trường thẻ tín dụng.
Những thay đổi của Mizuho cần có thời gian để cho kết quả. Để có được thành công hướng đến một "fintech megabank", Mizuho cũng cần phải kiên quyết hơn trong việc cắt giảm chi phí.
Vào tháng 11/2017, Mizuho đã cam kết cắt giảm 100 chi nhánh trước tháng 3/2025 và cắt giảm 19.000 vị trí, hoặc khoảng một phần tư nhân công của mình vào cuối năm 2027. Tuy nhiên, đến cuối tháng 3/2018, không có ai bị cắt, theo nhà phân tích Michael Makdad của Morningstar.