|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Mẹ Cường đôla nói gì về việc 'trách' huyện Nhà Bè trong lùm xùm dự án Phước Kiển?

15:35 | 19/04/2018
Chia sẻ
Gặp vướng mắc trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng tại dự án khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP HCM, Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai đã đề nghị huyện hỗ trợ. Nhưng Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cho biết, chính quyền không can thiệp.
me cuong dola noi gi ve viec trach huyen nha be trong lum xum du an phuoc kien Đối tác rót hơn 2.800 tỷ đồng cho Quốc Cường Gia Lai đổi chủ?
me cuong dola noi gi ve viec trach huyen nha be trong lum xum du an phuoc kien Hủy việc bán chỉ định 30ha đất Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai

Dự án Khu dân cư (KDC) Phước Kiển toạ lạc tại huyện Nhà Bè, TP HCM được xem là dự án bất động sản “xương sống” của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (Công ty QCGL). Được giao làm chủ đầu tư dự án nhưng gần 10 năm qua, Công ty QCGL vẫn chưa thể hoàn tất khâu đền bù, giải phóng mặt bằng vì chưa đạt sự đồng thuận với hàng trăm hộ dân.

Trao đổi với báo chí mới đây, ông Bùi An Hoà, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cho biết, Công ty QCGL vừa gửi văn bản đề nghị chính quyền hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án KDC Phước Kiển.

Trong văn bản, Công ty QCGL “trách” huyện quản lý hành chính yếu kém dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép tràn lan, khiến công ty gặp khó khăn trong khâu đền bù, giải toả.

Từ đó, Công ty QCGL đề nghị UBND huyện Nhà Bè lập phương án, lập hội đồng bồi thường để hỗ trợ công ty giải phóng mặt bằng, thu hồi đất của người dân. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn kiến nghị địa phương hỗ trợ thực hiện dự án tái định cư cho người dân thuộc diện thu hồi đất ở dự án.

Với các đề nghị nói trên, ông Bùi An Hoà cho rằng đây là dự án thương mại nên Công ty QCGL phải tự đứng ra thoả thuận giá đền bù đất với người dân, chính quyền không can thiệp.

Về tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất dự án, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè thừa nhận có và sắp tới sẽ cho kiểm tra và xử lý. Tuy nhiên do đây là câu chuyện lịch sử để lại nên theo lãnh đạo huyện Nhà Bè, công ty không thể quy trách nhiệm cho địa phương.

Với đề nghị hỗ trợ thực hiện dự án tái định cư cho dân bị thu hồi đất ở dự án, lãnh đạo huyện Nhà Bè cho hay, hoàn toàn ủng hộ đề nghị này của Công ty QCGL.

me cuong dola noi gi ve viec trach huyen nha be trong lum xum du an phuoc kien
Dự án KDC Phước Kiển "treo" gần 10 năm nay khiến đời sống của người dân nơi đây vô cùng khó khăn.

Trao đổi với PV Infonet chiều 18/4, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty QCGL cho biết, hiện công tác giải phóng mặt bằng ở dự án KDC Phước Kiển đã thực hiện được 96%. Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là tình trạng người dân lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất dự án.

“Nếu bây giờ mình làm việc với dân riết thì họ lờn, nên phải nhờ chính quyền. Chính quyền phải mời dân lên để cùng họp với mình, quán triệt nguyện vọng của dân. Bây giờ giống tự phát, người nói 1 đồng, người nói 2 đồng, người nói 10 đồng… chúng tôi không biết đường nào mà lần. Cho nên tôi thấy doanh nghiệp không có tiếng nói được nữa. Bây giờ phải kiến nghị lên trên huyện vì đây là dự án hạ tầng kỹ thuật”, bà Loan nói.

Nói về đề nghị huyện Nhà Bè hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại dự án KDC Phước Kiển, bà Loan cho hay: “Nói đây là trách nhiệm của huyện cũng đúng, mà nói nhờ cũng đúng vì luật không rõ ràng. Bởi vì công ty được chấp thuận đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật, chứ chưa phải là dự án phát triển đô thị. Mà dự án hạ tầng kỹ thuật thì theo luật, chính quyền phải đền bù và giao đất cho mình làm (!?)”.

Trước câu hỏi dự án hạ tầng này có phục vụ cho dự án KDC Phước Kiển hay không, nữ Chủ tịch HĐQT Công ty QCGL cho biết, dự án này vừa phục vụ hạ tầng giao thông của Nhà nước vừa phục vụ cho dự án thương mại của công ty.

“Đúng ra trách nhiệm bồi thường, giải phóng mặt bằng là của mình, nhưng ngược lại, việc để cho dân lấn chiếm tự phát là trách nhiệm của chính quyền, vì họ quản lý không chặt. Có hơn 80 căn nhà, trong đó công ty đã giải phóng được khoảng 20 căn rồi. Hầu hết các hộ dân còn lại không có quyền sử dụng đất, họ tự phát cất nhà, mua bán giấy tay… Đó là trách nhiệm của huyện”, bà Loan nói.

Về mức đền bù với người dân có đất thuộc phạm vi dự án, bà Loan cho biết đã đền bù cho 20 hộ dân trước đó mức giá 10 triệu đồng/m2. Tuỳ theo hoàn cảnh công ty có hỗ trợ riêng. Nhìn chung, giá đất nông nghiệp công ty đền bù là 10 triệu đồng/m2.

“Những hộ có sổ hợp pháp, họ đòi mười mấy tới hai chục triệu đồng mỗi mét vuông. Nếu chiếu theo giá này công ty đền không nổi. Nói chung họ đòi vô chừng, họ nói bằng miệng mà không có giấy tờ gì chứng minh. Những dự án lân cận người ta đền 3 – 4 triệu đồng/m2. Nếu họ đòi cao quá thì mình bỏ đất đó ra, không lấy nữa”, Chủ tịch HĐQT Công ty QCGL nói.

Tuy nhiên, khi trao đổi với PV Infonet, nhiều hộ dân đang sinh sống tại dự án KDC Phước Kiển cho rằng giá đền bù Công ty QCGL đưa ra thấp hơn nhiều so với giá đất thị trường, việc đền bù cũng không đồng đều. Sự việc kéo dài nhiều năm khiến cho nhiều người "đi không được mà ở cũng không xong".


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Anh Linh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.