Mặt trái của việc mở rộng các đồn điền cao su tại Đông Nam Á
Giá cà phê hôm nay (21/3) giảm nhẹ, giá hồ tiêu giảm thêm 2.000 đồng/kg | |
Khuyến cáo người dân dừng khai thác mủ khi cao su đang mùa thay lá |
Theo các chuyên gia nghiên cứu, giá tín dụng carbon (hay còn được biết đến là giảm phát thải được xác nhận) phải tăng mạnh, nếu nuốn giúp bảo hệ những khu rừng nhiệt đới của Đông Nam Á khỏi sự mở rộng của đồn điền cao su.
Các cá nhân, công ty và quốc gia mua tín dụng carbon nhằm cân bằng lượng khí thải nhà kính của mình.
Định ra một mức giá đối với phát thải carbon mang đến một sự khuyến khích đối với hoạt động kinh doanh bên vững, và làm nản lòng những hoạt động phá hoạt môi trường như khai thác rừng.
Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy việc mua và bán tín dụng carbon trên thị trường quốc tế sẽ cần phải tăng từ 5 – 13 USD/tấn C02 lên 30 – 51 USD/tấn, nếu muốn sử dụng phương thức này để bảo vệ các cánh rừng tại Đông Nam Á khỏi cao su.
Báo cáo được công bố vào tháng trước trên Nature Communicatión chỉ ra, với mức giá hiện tại, tín dụng carbon không thể cạnh tranh được với lợi nhuận thu được từ việc chặt rừng và phát triển đồn điền cao su.
Một công nhân đang lấy mủ tại đồn cao su Goodyear gần thành phố Siantar, Bắc Sumatra, Indonesia. Ảnh: Tropenmuseum |
“Chúng tôi nhìn nhận cao su là một nhân tố kinh tế gây ra tình trạng phá rừng. Bạn thu được lợi nhuận gì từ các đồn điền cao su, và động lực bảo vệ rừng cần thiết thông qua tài chính carbon”, bà Eleanor Warren Thomas, đội trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học East Anglia của Anh cho biết.
Trả lời phỏng vấn của Thomson Reuters Foundation, bà nói chưa từng có nghiên cứu nào lớn như thế ngày được thực hiện trước đó.
Hầu hết những nỗ lực bảo vệ môi trường trong khu vực thường tập trung vào sự mở rộng của dầu tràm, và sự tăng trưởng của các đồn điền cao su ít nhận được sự chú ý, bà Warren Thomas nói.
Nhu cầu cao su tăng trong vòng 20 năm qua, vì những thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ trở nên giàu có hơn và người dân đã có thể mua ô tô, xe máy.
Theo bà Warren Thomas, các đồn điền cao su có khoảng 11 triệu ha trên thế giới, 2/3 nằm tại Đông Nam Á, trong khi tỷ lệ tăng trưởng hàng năm thường tăng gấp 2 lần trong giai đoạn 2003 – 2013.
Việc chuyển đổi những cánh rừng thành đồn điền cao su dẫn tới phát thải khí carbon, vì lượng carbon được lưu trữ trong những cái cây bị đốn hạ sẽ được giải phóng vào không khí. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết điều này vẫn chưa được ngành công nghiệp thừa nhận một cách rộng rãi.
“Cao su được lấy từ cây, và vì vậy nó giống như bạn thay thế một kiểu rừng này thành một dạng khác. Tuy nhiên, thực tế là bạn đã thay đổi từ một hệ sinh thái thấp carbon sang một hệ thống khí carbon cao hơn với nhiều dịch vụ về hệ sinh thái khác được cung cấp”, ông Tom Evans, Giám đốc phòng bảo tồn tại Wildlife Conservation Society, cho biết.
Cam kết không chặt rừng từ phía các chính phủ và công ty lốp lớn, cũng như củng cố luật bảo vệ rừng, là rất quan trọng đối với việc hạn chế mở rộng diện tích trồng cao su.
Bên cạnh việc tăng giá tín dụng carbon, báo cáo cũng đề nghị tiếp tục phát triển những vật liệu tổng hợp thay thế và cải thiện việc tái chế cao su tự nhiên.
Bà Warren Thomas cho biết thêm, các nhà nghiên cứu tập trung vào các cánh rừng tại Campuchia, Trung Quốc, nhưng tại Việt Nam, Lào, Myanmar và Trung Quốc rừng cũng đang bị đe dọa bởi cao su.