|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chuyển động thị trường

Masan High-Tech Materials hỗ trợ nông dân sản xuất chè theo hướng VietGAP, hữu cơ

08:37 | 15/10/2020
Chia sẻ
Tại đề án “Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên, giai đoạn 2017- 2020”, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đạt chất lượng an toàn sản phẩm cho 100% diện tích chè trong qui hoạch sản xuất theo hướng VietGAP, sản xuất chè theo hướng an toàn, hữu cơ.

Để nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm từ chè, trong những năm gần đây, tỉnh đang quan tâm đầu tư, sản xuất chè tập trung theo hướng an toàn, đạt chuẩn Organic, áp dụng quy trình VietGAP. Từ đó, tạo ra các sản phẩm trà chất lượng cao, an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng.

Nhằm góp phần xây dựng thương hiệu chè Đại Từ và giúp người dân có thể làm giàu được nhờ cây chè, từ năm 2007, Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (Công ty Núi Pháo) đã mời các tư vấn kỹ thuật nổi tiếng chuyên về cây chè hướng dẫn người dân "Canh tác chè theo hướng bền vững". 

Tính đến nay, mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với sự đồng hành hỗ trợ của Công ty Núi Pháo - doanh nghiệp do Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (MHT) sở hữu 100% vốn - đã mang lại cho người dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên một tư duy mới về phương thức sản xuất chè theo hướng an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường.

Masan High-Tech Materials hỗ trợ nông dân sản xuất chè theo hướng VietGAP, hữu cơ - Ảnh 1.

Cán bộ Công ty Masan High – Tech Materials khảo sát mô hình thâm canh chè an toàn vay vốn hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ, tính đến nay, diện tích sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP mà Công ty Núi Pháo hỗ trợ là 91ha cho gần 400 hộ dân thuộc 14 tổ hợp tác, chiếm 21% tổng diện tích chè toàn huyện. Đại Từ là huyện có diện tích chè lớn nhất tỉnh và đứng thứ 2 so với các huyện trồng chè trên cả nước (xem bảng dưới đây):

Tuy thực hành nông nghiệp theo hướng an toàn VietGAP vẫn tiếp tục nhận được nhiều nguồn lực của chính quyền và các ngành chức năng, các sản phẩm nông nghiệp VietGAP đã có phần trở nên kém ưu thế cạnh tranh trong mắt khách hàng, những người đang ngày càng trở nên khắt khe hơn về thực phẩm sạch. 

Do vậy, thay vì tiếp tục đầu tư hỗ trợ địa phương mở rộng diện tích chè VietGAP, Công ty đã nỗ lực kết nối các đơn vị nhà nước, tư nhân, nông dân và các nhà khoa học để đạt được một cam kết chung về phát triển mô hình chè hữu cơ tại xóm 10 xã Tân Linh. 

Các bên tham gia gồm có Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, Chính quyền xã Tân Linh, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Đại Từ, Công ty cổ phần chè Hà Thái, Công ty cổ phần chè NTEA Thái Nguyên, Công ty Núi Pháo và 50 hộ dân ở xóm 10 Tân Linh. Các bên cam kết đóng góp nguồn lực, kiến thức, khoa học kĩ thuật để chuyển đổi 10 ha chè xóm 10 Tân Linh thành vùng chè hữu cơ. 

Công ty không chỉ kết nối các bên mà còn thực hiện các cuộc họp tham vấn, khảo sát thực địa, đánh giá nhu cầu và thăm quan thực tế các mô hình thành công tại huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương. Dự án được triển khai trong 3 năm (2019-2021) và không chỉ tạo ra vùng nguyên liệu chè hữu cơ lớn nhất tỉnh Thái Nguyên mà còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái, thay đổi tập quán canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững và an toàn hơn cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.

Hộ gia đình ông Đặng Xuân Kình – xóm 9, xã Tân Linh, huyện Đại Từ đã làm nghề trồng chè được hơn 20 năm, năm 2017 ông bắt đầu tham gia tổ hợp tác sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGAP và vay vốn từ Quĩ Phục hồi kinh tế của Công ty (50 triệu đồng) để mở rộng diện tích trồng chè lên 60%. 

Bên cạnh đó, ông còn tham gia chuyến thăm quan mô hình trồng chè hữu cơ ở xã La Bằng. Hiện nay, với 2ha chè vào mùa cao điểm, gia đình ông tạo công ăn việc làm từ 4 đến 10 lao động địa phương. 

Ông Kình chia sẻ: "Mặc dù đã làm chè từ lâu nhưng sau khi tham gia tổ hợp tác chè VietGAP và tham quan mô hình chè hữu cơ, tôi đã mở rộng kiến thức sản xuất canh tác chè và quyết tâm theo đuổi phương pháp sản xuất chè sạch và chè an toàn. Tôi hi vọng Công ty sẽ tiếp tục hỗ trợ bằng cách kết nối chúng tôi với các chuyên gia tư vấn kĩ thuật và doanh nghiệp để chúng tôi có thể triển khai sản xuất chè hữu cơ, không chỉ vì sức khỏe của gia đình mà còn vì sức khỏe của khách hàng và sự bền vững của nghề làm chè".

Hộ gia đình ông Nguyễn Đình Chương – xóm 7, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ tâm sự: "Gia đình tôi có diện tích trồng chè là 0.4ha, tham gia tổ hợp tác chè VietGAP, Công ty Núi Pháo đã hỗ trợ đồng hành cùng gia đình tôi các hoạt động như: Tập huấn kĩ thuật chăm sóc và chế biến chè an toàn theo quy trình VietGAP; tham quan học tập mô hình tại các địa phương khác như Tân Cương, Đồng Hỷ; hỗ trợ phí kiểm định mẫu đất/ mẫu nước/ mẫu chè tươi; hỗ trợ cải tạo cơ sở vật chất và kinh phí mua tôn sao chè inox; sử dụng sản phẩm Chè khô dùng cho CB-NCV Công ty… Giá chè đã tăng khoảng 5-10% so với phương thức canh tác truyền thống trước đây, thu nhập bình quân của gia đình tôi vào khoảng 5 triệu đồng/người/tháng."

Masan High-Tech Materials hỗ trợ nông dân sản xuất chè theo hướng VietGAP, hữu cơ - Ảnh 2.

Hình 2: Cán bộ Công ty Núi Pháo khảo sát mô hình thâm canh chè an toàn vay vốn hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Thông qua Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là đơn vị chủ quản hỗ trợ mô hình sản xuất chè theo hướng hữu cơ xuyên suốt trong 3 năm với kinh phí khoảng 2.1 tỉ đồng (hỗ trợ phân bón, tập huấn, cấp chứng nhận chè hữu cơ). 

Năm 2019, Công ty Núi Pháo phối hợp với các đơn vị hỗ trợ vận hành trong giai đoạn thành lập (tổ chức các buổi tập huấn, tham quan học tập, làm việc với các cơ quan nhà nước về việc thành lập HTX. 

Năm 2020, Công ty triển khai thực hiện hỗ trợ về cơ sở vật chất như khung lưới che mát cho chè, ống tưới tiết kiệm và một phần phân bón, cơ sở vật chất ... 

Bên cạnh đó, Công ty chủ động phối hợp với các đơn vị hỗ trợ hoàn thiện các văn bản thủ tục liên quan đến quyền lợi người sản xuất như: biên bản thỏa thuận các bên tham gia, biên bản liên quan đến quyền lợi người sản xuất và các cam kết giữa người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm để người dân an tâm sản xuất chè hữu cơ.

Theo ông Nguyễn Quốc Trưởng – xóm 10 xã Tân Linh, huyện Đại Từ (là một trong năm mươi hộ gia đình xóm 10 xã Tân Linh tham gia tổ hợp tác sản xuất chè hữu cơ với cam kết chuyển đổi 10 ha chè xóm 10 Tân Linh thành vùng sản xuất chè hữu cơ): Sản xuất theo qui trình hữu cơ người dân thấy an toàn cho sức khỏe, sản phẩm được thị trường đón nhận, đây lại là xu hướng chung của nền nông nghiệp...Do vậy, 50 hộ gia đình xóm 10 xã Tân Linh đã kí cam kết sản xuất chè an toàn, chuyển đổi dần từ chè VietGAP, chè thông thường sang chè hữu cơ. Làm chè hữu cơ không phải nói làm là làm ngay được mà phải kiên trì theo đuổi. Mong rằng các đơn vị chuyên môn và Công ty Núi Pháo luôn đồng hành, hỗ trợ người dân Tân Linh xây dựng thành công vùng sản xuất chè hữu cơ, góp phần cải thiện đời sống kinh tế của người dân địa phương.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Bích Thu

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.