|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

‘M&A bán lẻ còn nhộn nhịp trong 3 – 5 năm tới’

21:47 | 29/09/2016
Chia sẻ
Không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài đã hoàn tất nhiều thương vụ M&A tại Việt Nam, mà chính các doanh nghiệp lớn trong nước cũng có những cuộc thâu tóm sáp nhập ngoạn mục.

“Xu hướng M&A trong thị trường bán lẻ vẫn sẽ tiếp tục tại Việt Nam và còn sôi động ít nhất từ 3 – 5 năm tới”. Đó là nhận định của bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam tại buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Thị trường bán lẻ Việt Nam: Hướng đi nào cho doanh nghiệp nội địa?” chiều 29/9 tại Hà Nội.

ma ban le con nhon nhip trong 3 5 nam toi
"Trước làn sóng M&A, doanh nghiệp có thể lựa chọn tham gia vào hoặc đứng ngoài", bà Đinh Thị Mỹ Loan chia sẻ. (Ảnh: Linh Lê)

Bà cho biết: “Qua các nghiên cứu, chúng tôi nhận định rằng chắc chắn trong vài năm tới xu hướng này sẽ còn tiếp tục phát triển, bởi lý do từ chính bản thân doanh nghiệp và sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước”.

Gần đây, các thương vụ M&A đình đám trên thị trường bán lẻ liên tiếp diễn ra tạo thành một làn sóng. Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan chi 655 triệu euro để mua lại toàn bộ chuỗi bán lẻ Metro Cash & Carry Việt Nam. Tập đoàn Central Group cũng của Thái Lan mua lại 49% cổ phần của Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới – đơn vị sở hữu Công ty thương mại Nguyễn Kim (đây là một trong những chuỗi bán lẻ điện tử hàng đầu Việt Nam). Sau đó, Central Group tiếp tục thôn tính thành công toàn bộ chuỗi siêu thị Big C từ tay các ông chủ người Pháp với giá hơn một tỉ USD.

Ngay trong chính thị trường nội địa cũng có thể kể đến cuộc thâu tóm sáp nhập ngoạn mục của tập đoàn Vingroup mua thành công chuỗi siêu thị Ocean Mart, Vinatextmart…

Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ phân tích, Việt Nam bắt đầu mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ từ 1/1/2009 khi chúng ta chính thức gia nhập WTO, nhưng thực tế việc mở cửa đã được Nhà nước làm từ trước đó.

ma ban le con nhon nhip trong 3 5 nam toi
Biểu đồ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam từ năm 2007 - 2015 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Trong khi M&A diễn ra sôi nổi trên thế giới từ lâu, thì tại Việt Nam, câu chuyện mua bán sát nhập mới bắt đầu bùng nổ. Bà Loan cho rằng: “Riêng thị trường bán lẻ chưa thực sự hòa vào xu thế này cho đến 2 năm gần đây”.

Theo công bố mới đây của một Công ty Nghiên cứu thị trường của Đức, năm 2015, thị trường bán lẻ Việt Nam đạt doanh thu trên 100 tỉ USD, dự kiến năm 2016 sẽ cao hơn rất nhiều. Các chuyên gia cho rằng, với quy mô dân số hơn 90 triệu người cùng tốc độ tăng trưởng luôn đạt hai con số, thị trường bán lẻ Việt Nam còn quá nhiều hấp dẫn. Đây chắc chắn sẽ luôn là mối quan tâm thu hút của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Linh Lê

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.