|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Lý do doanh nghiệp cần giải thích về giá sản phẩm cho khách hàng

23:04 | 06/04/2019
Chia sẻ
Hạ giá một sản phẩm xa xỉ có thể phá hoại danh tiếng của một thương hiệu. Khách hàng tìm đến những sản phẩm xa sỉ sẽ phớt lờ giá của sản phẩm, miễn là chúng mang lại cho họ giá trị cao cấp.

Khi một nhà sản xuất đưa ra mức giá cho một mặt hàng, anh ta phải biết khách hàng mục tiêu của mình là ai. Điều này mang tới tình huống khó xử về đạo đức. Liệu mỗi doanh nhân có muốn giải thích về giá sản phẩm một cách thành thật?

Kinh doanh là sự pha trộn của những cam kết, nỗ lực không ngừng và sự đúc kết từ những rủi ro đã được tính đến. Đây là một trận chiến không ngừng để đạt sự cân bằng. Sẽ không có chuyện một ngày nào đó bạn thức dậy và tự gọi mình là doanh nhân.

Khi nhà doanh nghiệp đưa một sản phẩm ra thị trường, họ có quyền giải thích về giá của sản phẩm. Đó không chỉ là việc họ cung cấp cho chúng ta sản phẩm tốt nhất, mà còn là thời gian và phương thức tạo ra sản phẩm đó. Chúng ta không thể không nhắc tới một điều: người kinh doanh luôn tìm kiếm lợi nhuận.

Chiến lược kinh doanh

Chiến lược giá mà mỗi doanh nhân sử dụng bao gồm chi phí cho sản phẩm, giá trị sản phẩm đối với người dùng cuối và lợi nhuận. Tuy nhiên mỗi ngành kinh doanh lại có chu kỳ cũng như mùa cao điểm và mùa thấp điểm. Điều nhà khiến chủ doanh nghiệp phải đưa ra những quyết định khác nhau để lợi nhuận không sụt giảm.

Ví dụ, nếu bạn bán một sản phẩm xa xỉ, điều đáng nói duy nhất với khách hàng trong quá khứ là bạn giảm giá với lý do sản phẩm có sự khác biệt. Elon Musk từng gửi thư gửi cho chính nhân viên của ông, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bằng cách yêu cầu giải thích tại sao giá sản phẩm lại thay đổi.

Tối đa hóa doanh thu

Liệu doanh nghiệp có quyền định giá sản phẩm theo nhu cầu của họ hay không?

Doanh nhân sở hữu ý tưởng mới, người lao động, thời giờ đầu tư và chi phí liên quan. Nếu vậy, họ có thể hạ giá sản phẩm theo ý mình mà không cần quan tâm đến khách hàng trong quá khứ. Tuy nhiên giá tương lai của sản phẩm có thể bị ảnh hưởng khi khách hàng quá khứ muốn bán lại.

Lý do doanh nghiệp cần giải thích về giá sản phẩm cho khách hàng - Ảnh 1.

Khách hàng định giá sản phẩm dựa trên giá của sản phẩm cùng loại, sự sẵn có và tính tiện lợi. Sự thay đổi về giá sẽ không làm hài lòng người tiêu dùng nếu như lý do của việc tăng giá là vì mục đích kinh doanh nội bộ. Ảnh: CNBC

Khi định giá cho sản phẩm, doanh nhân phải tính đến cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Khi sử dụng chiến lược này, họ có thể nắm bắt sự nhạy cảm của khách hàng và tối đa hóa doanh thu.

Nếu doanh nghiệp hạ giá sản phẩm mà không đưa ra thông tin hợp lý, người tiêu dùng nào đã mua sản phẩm khi ở mức giá cao sẽ cảm thấy như bị lừa. Câu hỏi họ đặt ra là tại sao những người khác chỉ phải trả một giá thấp hơn cho cùng một sản phẩm mà họ đã mua với giá cao.

Câu hỏi về giá trị của sản phẩm được đặt ra khi một doanh nghiệp có thể đưa ra mức giảm giá cực lớn. Có phải giá trị của sản phẩm thấp hơn nhận định và điều này khiến nhà sản xuất có thể giảm giá? Nếu đúng như vậy thì khách hàng đã không nhận được thứ xứng đáng mà họ rút hầu bao vì nó.

Việc hạ giá một sản phẩm xa xỉ có thể phá hoại danh tiếng của một thương hiệu. Các khách hàng tìm đến những sản phẩm xa sỉ sẽ phớt lờ giá của sản phẩm, miễn là chúng mang lại cho họ giá trị cao cấp.

Nếu bạn sử dụng chiến lược giá dựa trên giá trị, bạn phải giải thích lý do sự giảm giá vẫn có thể chấp nhận được. Bạn phải thuyết phục khách hàng rằng giá trị của sản phẩm không hề giảm. Ví dụ như chiến dịch của Apple khi giảm giá iPhone là ra mắt sản phẩm mới và cho thấy sản phẩm trước đó đã lỗi thời.

Phân cấp sản phẩm

Sẽ thế nào nếu như một doanh nghiệp muốn nâng giá sản phẩm? Điều mà họ cần làm là đưa ra những sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau cho những khách hàng khác nhau. Nhà doanh nghiệp phải phân cấp sản phẩm và hiểu được chúng, họ phải nâng được giá trị của sản phẩm khi muốn tăng giá bán.

Khách hàng định giá sản phẩm dựa trên giá của sản phẩm cùng loại, sự sẵn có và tính tiện lợi. Sự thay đổi về giá sẽ không làm hài lòng người tiêu dùng nếu như lý do của việc tăng giá là vì mục đích kinh doanh nội bộ. Tuy nhiên nếu như giá thay đổi vì những lý do không kiểm soát được từ bên ngoài, khách hàng có thể chấp nhận điều này.

Hãy cứ để sản phẩm tăng giá

Nếu bạn buộc phải tăng giá sản phẩm, bạn nên tránh lý do tăng giá là vì sự quản lý thiếu hiệu quả. Hãy giải thích cho khách hàng những tiện lợi mà việc tăng giá mang lại.

Sao cái bàn này lại có giá cao hơn, nó giá trị hơn ở điểm nào vậy?

Hãy đối mặt với nó. Nếu không có khách hàng tức là cũng không có lợi nhuận hay kinh doanh. Nếu giá thành phá hủy thương hiệu của bạn coi như bạn thất bại trong kinh doanh. Đơn giản là khi bạn không đưa ra cho khách hàng lời giải thích về việc thay đổi giá, họ có thể tìm tới thương hiệu khác.

Khách hàng của bạn xứng đáng được đối xử công bằng và cảm thấy mình quan trọng. Nếu như bạn coi trọng khách hàng và họ cảm thấy nhận được nhiều lợi ích hơn, họ có thể trả giá cao hơn và điều này đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận cho bạn.

Giá trị mà bạn dành cho mỗi khách hàng tạo ra bởi giá của sản phẩm và những thông tin hiệu quả và kịp thời đối với bất kỳ sự thay đổi nào. Người tiêu dùng xứng đáng nhận được những thông báo mới nhất khi sản phẩm thay đổi giá. Nhưng dẫu sao, kinh doanh là tạo ra lợi nhuận chứ không phải là hòa vốn. Việc giải thích cho khách hàng về giá của sản phẩm là quyền của doanh nghiệp.

Quỳnh Trang