|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Luật quy hoạch có hiệu lực kể từ đầu năm 2019

11:01 | 26/05/2017
Chia sẻ
Tại phiên họp sáng nay 26/5, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quôc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật quy hoạch.
luat quy hoach co hieu luc ke tu dau nam 2019 Hôm nay (26/5), Quốc hội thảo luận về nợ xấu và quy hoạch
luat quy hoach co hieu luc ke tu dau nam 2019 Nợ công tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và thể hiện như trong Điều 9 dự thảo (Điều 7 cũ) của dự thảo Luật. Theo đó chi phí lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch được sử dụng từ vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công, chi phí giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra quy hoạch sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã tiếp thu và không quy định riêng về khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ kinh phí cho hoạt động quy hoạch như tại khoản 2 Điều 7 (cũ) mà gộp vào khoản 3 Điều 10 về chính sách của nhà nước về hoạt động quy hoạch. Theo đó Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động quy hoạch và vẫn đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch như nguyên tắc chung quy định tại Điều 4.

luat quy hoach co hieu luc ke tu dau nam 2019
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch. Ảnh: Enternews.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh: Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp thu và chỉnh lý như tại Điều 1 dự thảo Luật. Theo đó, phạm vi điều chỉnh bao gồm việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, điều chỉnh, giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra quy hoạch; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động quy hoạch.

Một số ý kiến đề nghị bổ sung một số nguyên tắc như: đảm bảo tính khả thi, tính đồng bộ; tính dự báo; tính ổn định, bảo vệ môi trường, tính nhân dân, tiết kiệm, tính thứ bậc,... Có ý kiến đề nghị bổ sung căn cứ lập quy hoạch.

Về vấn đề này, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng việc quy định cụ thể hơn các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch cũng như nguyên tắc lập quy hoạch sẽ khắc phục được những hạn chế của công tác quy hoạch hiện nay đó là thiếu tính liên kết, đồng bộ, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với nguồn lực.

Ủy ban thường vụ quốc hội cho biết theo báo cáo của các cơ quan hữu quan được phân công qua rà soát, có 32 Luật cần sửa đổi, bổ sung các Điều liên quan đến quy hoạch để phù hợp với dự án Luật quy hoạch (quy định tại Phụ lục 2 của dự thảo Luật).

Để bảo đảm tính khả thi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉnh lý khoản 1 Điều 69 của dự thảo Luật theo hướng Luật quy hoạch sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

Với những quy hoạch hiện hành, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định giao Chính phủ xây dựng Đề án rà soát tổng với lộ trình phù hợp để từng bước điều chỉnh bằng các chính sách, quy định pháp luật để đến năm 2020 có thể thực thi đồng bộ các quy hoạch theo Luật quy hoạch.

Ngoài ra, để bảo đảm kịp tiến độ chuẩn bị cho việc xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch kinh tế – xã hội của địa phương cho giai đoạn 2021-2030, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề xuất Quốc hội ban hành một Nghị quyết riêng để yêu cầu Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương được tiến hành các bước chuẩn bị cho công tác quy hoạch theo quy định và chỉ được phê duyệt các quy hoạch phù hợp với quy định của Luật này trong thời gian Luật quy hoạch chưa có hiệu lực.

Tô Đức