|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế quý III của Viettel Global đạt gần 2.400 tỷ, gấp 5 lần cùng kỳ

10:42 | 01/11/2022
Chia sẻ
Tiếp nối đà tăng trưởng của hai quý đầu năm, Viettel Global vừa trải qua quý III/2022 với kết quả kinh doanh khởi sắc nhất từ trước đến nay về cả doanh thu và lợi nhuận.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất vừa được Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - Mã: VGI) công bố, doanh thu quý III đạt hơn 6.300 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Trong khi đó giá vốn giảm giúp cho lãi gộp tăng tới 48%, từ 2.432 tỷ lên 3.608 tỷ đồng.

Biên lãi gộp tăng lên 57%, so với mặt bằng 45-48% của cùng kỳ và hai quý đầu năm.

Nguồn: Viettel Global.

Bên cạnh đó, biến động tỷ giá cũng hỗ trợ tích cực cho tình hình tài chính của Viettel Global, với khoản thu nhập tài chính ròng (doanh thu trừ chi phí) dương hơn 1.000 tỷ đồng trong quý.

Trừ đi chi phí bán hàng và quản lý, Viettel Global đạt lợi nhuận trước thuế gần 2.400 tỷ, gấp hơn 5 lần kết quả 464,5 tỷ đồng của cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu của Viettel Global tăng gần 18% lên 17.600 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp tăng gần gấp rưỡi lên 8.876 tỷ đồng.

Với cả hoạt động tài chính (tỷ giá) và hoạt động của các công ty liên kết đều khởi sắc hơn so với năm trước, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2022 của Viettel Global tăng thêm gần 4.400 tỷ (368%) từ 1.185 tỷ lên 5.549 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ tăng hơn 4.000 tỷ lên 3.680 tỷ đồng.

Nguồn: Viettel Global. 

Sự khởi sắc của hoạt động kinh doanh đã giúp quy mô vốn của Viettel Global tăng lên đáng kể so với đầu năm. Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu hợp nhất của VGI đạt lần lượt là hơn 54.700 tỷ và 32.000 tỷ đồng.

Về các thị trường mà Viettel Global đầu tư và hợp nhất doanh thu, lũy kế 9 tháng năm 2022, châu Phi vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tốt nhất khi đóng góp hơn 7.600 tỷ (tăng 21%). Thị trường Đông Nam Á đạt 7.800 tỷ (tăng 10%), còn lại là Mỹ La-tinh đạt 2.100 tỷ (tăng 14,2%).

Bích Thu

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.