|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Lợi nhuận ròng của Nissan giảm gần 95% trong quý 1 tài khóa 2019

23:10 | 25/07/2019
Chia sẻ
Nissan cho biết lợi nhuận hoạt động của tập đoàn giảm 98,5% xuống còn 1,61 tỷ yen trên doanh thu ở mức 2.370 tỷ yen, giảm 12,7%, trong bối cảnh nhà sản xuất ôtô này tiếp tục gặp khó tại Bắc Mỹ.
ttxvnnissan

Mẫu ôtô của hang Nissan được giới thiệu tại Triển lãm ô tô quốc tế Bắc Mỹ ở Detroit, Mỹ, ngày 14/1/2019. (Ảnh: THX/TTXVN)

Nhà sản xuất ôtô Nhật Bản Nissan Motor Co ngày 25/7 cho biết lợi nhuận ròng quý 1 tài khóa 2019 (1/4/2019-31/3/2020) sụt giảm đến 94,5%, đồng thời thông báo sẽ cắt giảm 12.500 việc làm để thúc đẩy tái cơ cấu nhằm lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ.

Trong giai đoạn từ tháng 4-6/2019, Nissan ghi nhận lợi nhuận ròng ở mức 6,38 tỷ yen (59 triệu USD), giảm mạnh so với mức 115,83 tỷ yen cùng kỳ năm ngoái.

Cũng trong quý này, Nissan cho biết lợi nhuận hoạt động của tập đoàn giảm 98,5% xuống còn 1,61 tỷ yen trên doanh thu ở mức 2.370 tỷ yen, giảm 12,7%, trong bối cảnh nhà sản xuất ôtô này tiếp tục gặp khó tại Bắc Mỹ, một thị trường quan trọng nơi Nissan phải chịu chi phí gia tăng từ việc giảm giá để cạnh tranh với các hãng đối thủ.

Nhà sản xuất ôtô của Nhật Bản này sẽ thúc đẩy các nỗ lực cắt giảm chi phí bằng cách thu hẹp công suất sản xuất toàn cầu khoảng 10% và cắt giảm 12.500 việc làm từ nay đến cuối tháng 3/2023.

Tính đến tháng 3/2018, Nissan có 138.000 nhân viên trên toàn cầu.

Nissan vẫn giữ nguyên dự báo lợi nhuận của cả tài khóa này, kết thúc vào tháng Ba năm sau.

Nissan dự đoán lợi nhuận ròng của tập đoàn giảm 46,7% xuống còn 170 tỷ yen và lợi nhuận hoạt động giảm 27,7% còn 230 tỷ yen trên doanh thu ước tính đạt 11,3 tỷ yen, giảm 2,4%.

Những thông báo được đưa ra trên đây cho thấy cuộc khủng hoảng do doanh thu sụt giảm và chi phí gia tăng đang ngày càng tội tệ tại nhà sản xuất ôtô lớn thứ hai Nhật Bản, dù Nissan đang nỗ lực vượt qua vụ bê bối gian lận tài chính của cựu Chủ tịch Carlos Ghosn.


Khánh Ly

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.