|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Lời khuyên tài chính cho những gia đình sắp có con nhỏ

07:51 | 12/08/2020
Chia sẻ
Chào đón một thiên thần nhỏ là khoảnh khắc hạnh phúc của bất cứ gia đình nào, nhưng trước đó điều quan trọng là bạn phải có sự chuẩn bị với các kế hoạch tài chính tối ưu.

Niềm vui của một cặp vợ chồng khi có đứa con đầu lòng thật khó để có thể diễn tả nhưng có một số lời khuyên tài chính mà bạn nên tuân thủ nếu muốn đảm bảo một tương lai đầy đủ sau này. Chỉ khi có sự ổn định và sắp xếp kế hoạch tài chính thông minh thì gia đình bạn mới có thể thực sự tận hưởng những giờ phút thoải mái, hạnh phúc nhất.

Lời khuyên tài chính cho những người sắp sinh con

Theo Business Insider, những cặp vợ chồng sắp có con nhỏ cần chú ý đến việc chuẩn bị, xây dựng ngân sách và tuân thủ kế hoạch tài chính.

1. Hiểu tác động của một đứa trẻ đối với dòng tiền của bạn

Rõ ràng là có con sẽ làm tăng chi phí cho tất cả các hộ gia đình. Do đó, các cặp vợ chồng nên dành đủ thời gian để tính toán đầy đủ những trách nhiệm tài chính này, từ đó bạn sẽ hình dung về những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn sắp tới, đồng thời cân nhắc xem có điều gì cần thay đổi hoặc thúc đẩy hay không. 

Các ví dụ có thể bao gồm: Chi phí tài chính cho chăm sóc trẻ nếu cả cha mẹ đều tiếp tục đi làm, chi phí chăm sóc sức khỏe nhiều hơn, chi phí sinh hoạt nhiều hơn từ thực phẩm, sữa, bỉm đến quần áo và các hoạt động vui chơi giải trí, đi học.

Tập trung vào quản lí dòng tiền là nền tảng đầu tiên cho bất kì kế hoạch tài chính nào. Biết được tiền đang được tiêu vào những khoản nào mỗi tháng và đánh giá khả năng tiết kiệm của bạn vẫn là chìa khóa quan trọng nhất để thành công. 

Lập ngân sách có thể không phải là nhiệm vụ thú vị nhất, nhưng rõ ràng là nó có thể mang lại nhiều lợi ích cho những cặp vợ chồng sắp bắt đầu quá trình nuôi dạy con cái.

Lời khuyên tài chính cho những gia đình sắp có con nhỏ - Ảnh 1.

Có thành viên mới trong gia đình nghĩa là kế hoạch tài chính của cả nhà sẽ phải được điều chỉnh.

2. Xây dựng quĩ khẩn cấp

Bên cạnh đó, các chuyên gia tài chính cũng khuyên rằng những gia đình sắp chào đón thành viên mới nên điều chỉnh kế hoạch tiết kiệm và xây dựng quĩ khẩn cấp để bù đắp cho các khoản chi phí gia tăng. Việc duy trì một khoản dự trữ tiền mặt đầy đủ là hành động cực kì quan trọng khi có thêm một đứa trẻ.

Ngoài ra, quĩ khẩn cấp cũng giúp bạn yên tâm hơn trong những trường hợp bất khả kháng như mẹ và bé ốm đau, cần chi nhiều khoản tiền hay đơn giản chỉ là chuẩn bị cho các kế hoạch dài hạn sau này.

3. Mua bảo hiểm cho gia đình và em bé

Ngay từ khi có kế hoạch sinh con (hoặc trước đó nữa), bố mẹ nên bắt đầu mua bảo hiểm nhân thọ để duy trì sự ổn định tài chính. Nếu đã có bảo hiểm từ trước thì bạn cũng nên đánh giá số tiền hiện tại và xem liệu có đủ để chuẩn bị cho tương lai sau này hay không. 

Sau khi sinh em bé, bạn cũng nên cân nhắc mua bảo hiểm cho con để chuẩn bị cho chúng hành trang tốt nhất. Một sự đảm bảo về mặt kinh tế dù không quá nhiều thì cũng đủ để bạn yên tâm trong nhiều trường hợp.

Lời khuyên tài chính cho những gia đình sắp có con nhỏ - Ảnh 2.

Sau khi sinh em bé, bạn cũng nên cân nhắc mua bảo hiểm cho con (Ảnh minh hoạ: Vinmec).

Nền kinh tế có nhiều biến động vì dịch bệnh, thiên tài, những tranh chấp hay thay đổi trong chính sách, v.v. Đôi khi, các bậc cha mẹ có thể không may bị mất việc hoặc các con có thể bị ốm, lúc này, quĩ khẩn cấp và bảo hiểm sẽ giúp bạn đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề ngoài tầm kiểm soát.

Nhìn chung, nếu bạn đã sẵn sàng chào đón các thiên thần nhỏ đến với thế giới này thì sự chuẩn bị và bắt đầu một kế hoạch tài chính khôn ngoan ngay hôm nay là nhiệm vụ không thể không thực hiện. Chỉ bằng việc nhận thức rõ những thay đổi về các khoản chi tiêu, dự đoán ngân sách, tiếp tục tiết kiệm và đầu tư cho bảo hiểm, gia đình nhỏ của bạn sẽ được bảo vệ nhiều hơn.

Thu Phương

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.