|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Lộ diện 3 ‘sếp’ của Thaco được đề cử vào ban lãnh đạo HAGL Agrico

20:52 | 04/09/2018
Chia sẻ
HAGL Agrico vừa công bố danh sách 2 ứng viên được đề cử vào HĐQT và 1 ứng viên được đề cử vào Ban Kiểm soát công ty. Cả 3 ứng viên này đều đang giữ các vị trí lãnh đạo cấp cao tại Thaco.
lo dien 3 sep cua thaco duoc de cu vao ban lanh dao hagl agrico Mới bán trái phiếu ‘ế’ cho Thaco, HAGL Agrico lại muốn phát hành cổ phiếu riêng lẻ
lo dien 3 sep cua thaco duoc de cu vao ban lanh dao hagl agrico Em trai 'bầu Đức' bất ngờ từ nhiệm thành viên HĐQT HAGL Agrico

Chiều 4/9, Hội đồng quản trị CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico – Mã: HNG) đã công bố nghị quyết về việc đề cử ứng viên vào HĐQT. Theo đó, tính đến 16h ngày 4/9, công ty không nhận được bất kỳ đề cử, ứng cử nào từ phía các cổ đông vào HĐQT. Do vậy, HĐQT quyết định đề cử 2 ứng viên là ông Nguyễn Hùng Minh và ông Trần Bảo Sơn.

lo dien 3 sep cua thaco duoc de cu vao ban lanh dao hagl agrico
Ông Nguyễn Hùng Minh

Theo sơ yếu lý lịch được đính kèm Nghị quyết, ông Nguyễn Hùng Minh sinh năm 1961, có bằng Cử nhân Tài chính kế toán tại Trường Đại học Kinh tế TP HCM. Từ 1/1/1979 đến 30/4/1997, ông Minh giữ nhiều vị trí khác nhau tại Công ty cơ khí GTVT Đồng Nai.

Từ 1/5/1997, ông Minh làm việc tại Công ty TNHH Ô tô Trường Hải, sau này là CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco). Từ 19/4/2018 đến nay, ông là Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT của Thaco.

Ông Trần Bảo Sơn sinh năm 1973, ông cũng gắn bó với Thaco từ ngày 1/5/1997 và giữ chức Phó Tổng Giám đốc công ty từ ngày 19/4/2018 đến nay.

Chiều cùng ngày, Ban Kiểm soát HAGL Agrico công bố biên bản họp BKS. Theo đó, đến 16h ngày 4/9, công ty không nhận được bất kỳ đề cử, ứng cử nào từ phía các cổ đông vào BKS. Do đó, BKS quyết định đề cử 1ứng viên là ông Đặng Công Trực.

Được biết, Trực sinh năm 1970 và công tác tại Thaco từ ngày 1/4/2006. Từ ngày 1/1/2007 đến nay, ông Trực là Thành viên BKS, Trưởng Ban Tư vấn và Kiểm toán nội bộ của Thaco.

Cả ba ứng viên vào HĐQT và BKS HAGL Agrico đều không nắm giữ cổ phiếu HNG, không có quan hệ với người nội bộ của HAGL Agrico cũng như không có các khoản nợ đối với HAGL Agrico.

Tháng 8 vừa qua, HĐQT HAGL Agrico đã thông báo việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc miễn nhiệm 2 thành viên HĐQT và 1 thành viên BKS; cũng như bầu bổ sung 2 thành viên TVHĐQT và 1 thành viên BKS. Ngày đăng ký cuối cùng là 31/8. Ngày thực hiện là 6/9.

Cụ thể, Hội đồng quản trị công ty đã nhận được đơn từ nhiệm thành viên thành viên HĐQT của ông Đoàn Nguyên Thu vào ngày 7/8 và của ông Nguyễn Ngọc Ánh vào ngày 10/8; và đơn từ nhiệm thành viên Ban Kiểm soát của bà Nguyễn Thị Hải Yến vào ngày 6/8.

Được biết ông Đoàn Nguyên Thu là em trai ông Đoàn Nguyên Đức (bầu ‘Đức’). Ông Đức hiện là Chủ tịch HĐQT HAGL Agrico cũng như Chủ tịch HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai (Mã: HAG) – công ty mẹ của HAGL Agrico.

Ông Thu hiện đang nắm giữ hơn 5 triệu cổ phiếu HAG, chiếm 0,54% vốn điều lệ.

Trong một diễn biến khác, ngày 7/8 vừa qua, HAGL Agrico cho biết công ty này đã hoàn tất bán 221.688 trái phiếu cho Thaco. Trái phiếu có kỳ hạn 1 năm, lãi suất 0%, không tài sản bảo đảm, mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu, tổng giá trị theo mệnh giá là 2.217 tỷ đồng. Sau 1 năm, trái chủ có thể quy đổi trái phiếu sang cổ phiếu HNG phổ thông theo tỷ lệ 1 trái phiếu đổi được 1.000 cổ phiếu, tương ứng với giá chuyển đổi 10.000 đồng/cp.

Đây chính là số trái phiếu mà HAGL Agrico chào bán cho cổ đông hiện hữu trong tháng 6 nhưng cổ đông không mua hết.

Hôm 8/8 vừa qua, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (công ty mẹ của HAGL Agrico) và Thaco đã ký kết hợp tác chiến lược. Theo thông tin công bố tại lễ ký kết, Thaco dự tính sẽ tiếp tục đầu tư cho mảng nông nghiệp của HAGL tổng số vốn ước khoảng12.000 tỷ đồng.

lo dien 3 sep cua thaco duoc de cu vao ban lanh dao hagl agrico
Lễ Công bố hợp tác chiến lược HAGL và Thaco

Xem thêm

Song Ngọc

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.