|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Liều với cà phê

06:40 | 12/03/2018
Chia sẻ
Là người mạnh mẽ, quyết đoán, dám đương đầu với thử thách, CEO The Coffee House Nguyễn Hải Ninh, một trong những người trẻ có tầm ảnh hưởng nhất châu Á, chia sẻ những bí quyết khởi nghiệp của mình. Anh là đồng sáng lập chuỗi cà phê Urban Station và hiện là ông chủ của chuỗi The Coffee House với doanh thu hàng triệu đô la mỗi năm.
lieu voi ca phe Mang hạt cà phê chất lượng cao Việt Nam ra thế giới
lieu voi ca phe The Coffee House chuyển quán cà phê sang bán trà sữa
lieu voi ca phe The Coffee House tuyên bố bán trà sữa

Bại nhưng không nản

Gặp Nguyễn Hải Ninh (sinh năm 1987) ở quán The Coffee House trên đường Võ Văn Tần, quận 3, TPHCM, cảm giác ban đầu là một người rụt rè ít nói. Ninh có dáng người thấp gầy, với cặp kính cận trông giống nhà nghiên cứu khoa học hơn là một doanh nhân. “Em cũng không ngờ khi mình được góp mặt trong danh sách 30 Gương mặt trẻ dưới 30 tuổi nổi bật nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam bình chọn”, Ninh nói.

lieu voi ca phe
CEO Nguyễn Hải Ninh (bên phải) là một trong 30 Gương mặt trẻ dưới 30 tuổi nổi bật nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam bình chọn. Ảnh : L.N.

Nguyễn Hải Ninh quê gốc Thái Bình. Năm 12 tuổi, cậu theo gia đình chuyển vào Sài Gòn. Những năm tháng đầu học phổ thông ở Sài Gòn cậu phải tự học thêm rất nhiều để bắt kịp bạn bè. Tốt nghiệp cấp 3, Ninh thi đỗ vào khoa Hóa trường ĐH Bách khoa TPHCM. Đang là sinh viên năm 2, Ninh đã tham gia vào các hoạt động xã hội và làm thêm tại quán cà phê. Chính trong thời gian làm thêm ở quán cà phê cậu đã có ước mơ trở thành ông chủ của một chuỗi quán cà phê nổi tiếng.

Năm 2010, tốt nghiệp đại học, Ninh thi và trúng tuyển vào làm quản trị viên tập sự của Pepsi. Vào làm ở đây một thời gian, nhận ra mình không phù hợp với công việc kỹ thuật, cậu quyết định dời bỏ Pepsi. Cậu quyết tâm theo con đường kinh doanh và bắt đầu mở quán cà phê. Với cậu, một năm gắn bó với Pepsi rất ý nghĩa khi học được những kỹ năng về kinh doanh, thị trường…

Cùng với người bạn Đinh Nhật Nam, Ninh bắt tay xây dựng chuỗi cửa hàng cà phê Việt Urban Station. Thách thức đầu tiên Ninh gặp phải là sự phản đối của gia đình, người thân và bạn bè. Ai cũng nói anh đang đi làm công ty nước ngoài lương cao, tương lai tốt, tự dưng lại bỏ đi bán cà phê. Rồi những ngày đầu mở quán, Ninh chưa có kinh nghiệm khi chọn sai mặt bằng, chọn sai phân khúc khách hàng, vận hành sai, dẫn đến kế hoạch kinh doanh chệch hướng. Urban Station bị lỗ. “Có hôm trả lương cho nhân viên xong, tụi em không còn đủ 5 nghìn đồng để đổ xăng, phải dắt xe máy đi bộ”- Ninh nhớ lại.

Bại không nản, Hải Ninh cùng bạn chèo lái Urban Station từng bước vượt qua những khó khăn, 3 năm sau đạt doanh thu 1 triệu USD/năm. Vừa làm vừa học, đúc rút kinh nghiệm, Urban Station phát triển với tốc độ ấn tượng, đến nay doanh thu 6 triệu USD/năm. Khi Urban Station phát triển cửa hàng thứ 28, cũng là lúc Ninh rút lui và chinh phục thử thách mới với chuỗi The Coffee House.

Chia sẻ lý do chọn cà phê chứ không phải lĩnh vực khác, Ninh bộc bạch: “Hồi đó tôi thấy dạng cà phê như Urban chưa có ai làm, nếu có cũng rất manh mún. Trong khi đó nhu cầu thị trường rất cao. Thế là tôi… liều”.

Vượt lên chính mình

“Đi cà phê không đơn thuần chỉ là uống một tách cà phê mà còn là dịp gặp mặt và trò chuyện cùng bạn bè. Tại The Coffee House, chúng tôi trân trọng, đề cao giá trị kết nối giữa con người với con người và trải nghiệm của khách hàng”- CEO Nguyễn Hải Ninh nói về triết lý cà phê của mình ở The Coffee House. “Chúng tôi phục vụ những người khách có sở thích về cà phê và sẵn sàng chia sẻ The Coffee House với mọi người. Từ già đến trẻ, độc thân hay gia đình, năng động hay chậm rãi… Tất cả đều có thể tìm thấy một trải nghiệm mới ở đây”- Ninh nói.

CEO The Coffee House cho biết, dù giống nhau khoảng 60% nhưng mỗi quán The Coffee House có không gian và cách bày trí khác nhau để phù hợp với thị hiếu của khách hàng từng khu vực. Ninh dẫn chứng như quán ở Bàu Cát thuộc Q.Tân Bình với diện tích khá rộng, trang trí như một quán cà phê sân vườn với hồ nước, nhiều cây xanh. Trong khi đó, quán trên đường Trần Quốc Thảo ở Q.3 được bài trí những chiếc bàn dài ở giữa nhằm tiết kiệm không gian. Giữa một “rừng” các thương hiệu cà phê tên tuổi, The Coffee House sinh sau đẻ muộn nhưng có một chiến lược bài bản riêng cho mình. “Có một khoảng trống về giá đồ uống giữa các thương hiệu cách nhau khá xa. Cụ thể, mức giá trung bình của Urban Station, Passio dao động từ 15.000-40.000 đồng; mức giá trung bình của Trung Nguyên, Starbucks Coffee hay Coffee Bean từ 40.000-90.000 đồng. Còn khoảng trống ở mức giá từ 30.000-60.000 đồng. Và đây là thị trường của The Coffee House. Với mô hình quán cà phê nước ngoài và mức “giá địa phương”, chúng tôi muốn đem đến cho khách hàng trải nghiệm sang trọng với mức giá chấp nhận” – Ninh tiết lộ.

Bí quyết

Hiện The Coffee House đã có 80 cửa hàng trên cả nước, trong đó ở Sài Gòn có 60 điểm, mang lại 7 triệu USD doanh thu/năm. CEO Nguyễn Hải Ninh nói có ba yếu tố để quán cà phê thu hút khách hàng. “Đầu tiên là không gian của quán. Cà phê chỉ đóng vai trò là chất xúc tác cho nhu cầu kết nối mà thôi. Điều thu hút khách hàng đến quán cà phê chính là vì không gian ở quán đó phù hợp với phong cách của họ, của bạn bè và cả đối tác”- Ninh chia sẻ.

Yếu tố thứ hai chính là thái độ phục vụ của nhân viên. Điều quan trọng làm nên thành công của một chuỗi cửa hàng chính là sự đồng đều trong chất lượng phục vụ của tất cả các chi nhánh. Ở The Coffee House, Ninh cho biết nhân viên được hưởng chế độ lương và thưởng hấp dẫn, phù hợp với công sức mà họ bỏ ra khiến họ gắn bó và trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của công ty. Cuối cùng, theo Ninh, đó là những tiện ích mà chuỗi cửa hàng cà phê mang lại. Anh tin rằng, khi một khách hàng hài lòng, yêu mến The Coffee House, họ sẽ đưa bạn bè đến nhiều hơn.

Đúc kết lại quá trình khởi nghiệp của mình, Ninh cho rằng sẽ có rất nhiều khó khăn cần phải chuẩn bị và lường trước những tình huống xấu. Nhiều người khởi nghiệp, gặp khó khăn thất bại rồi nản chí sau này không dám làm gì cả. “Hồi trước khi khởi nghiệp tôi cũng trông đợi, kỳ vọng điều gì nó vĩ đại lắm. Bây giờ rút ra muốn khởi nghiệp cần có ít nhất 3 yếu tố: đam mê, làm đúng thế mạnh của mình và quan trọng nhất phải là cái xã hội đang cần. Nếu đã thỏa mãn được 3 yếu tố đó, tôi nghĩ bạn nên bắt tay vào làm đi thôi, bởi thị trường vẫn rất tiềm năng”- Ninh chia sẻ.

“Bạn cứ làm thử đi, sai rồi làm lại, học từ cái sai, luôn luôn suy nghĩ làm cái này có ổn không, đáp ứng được nhu cầu khách hàng và của mình không? Thời gian ban đầu xây dựng sai để sửa là không ngại, nhờ có sai, nó sẽ giúp rèn luyện, mình chấp nhận điều đó”.

CEO Nguyễn Hải Ninh


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

NHÓM PV BAN TPHCM

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.