|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

LG Display bị từ chối tăng vốn: Nỗi lo nợ nần của DN FDI

22:10 | 30/06/2017
Chia sẻ
Lời từ chối cho phép Cty LG Display tại Hải Phòng tăng thêm 90 triệu USD vốn đầu tư, lên 1,59 tỷ USD, của Bộ Tài chính không chỉ là câu chuyện riêng của một dự án, mà còn ám chỉ nỗi lo sợ các DN FDI mất cân đối tài chính khi dựa vào nguồn vốn vay khá nhiề
lg display bi tu choi tang von noi lo no nan cua dn fdi
Trụ sở công ty LG display trong khu CN Tràng Duệ, An Dương, Hải Phòng

Trong văn bản trả lời Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới đây, Bộ Tài chính đã thẳng thừng từ chối đề nghị tăng vốn thêm 2.000 tỷ đồng, khoảng 90 triệu USD, của công ty LG Display Hải Phòng, công ty con của tập đoàn LG Electronics của Hàn Quốc. Mục đích tăng vốn của LG Display Hải Phòng là để xây dựng 13 tòa ký túc xá cho 10.000 đến 12.000 công nhân từ nay tới năm 2020.

Năng lực tài chính bị nghi ngờ

Theo Bộ Tài chính, hồ sơ xin tăng vốn của LG Display không giải trình được nguồn để tăng vốn đầu tư vào không cung cấp báo cáo tài chính năm 2016. Nhưng có lẽ cũng không cần phải nhà đầu tư giải trình nguồn vốn, văn bản của Bộ Tài chính cũng có thể thấy nguồn đến từ đâu. Vì theo hồ sơ của LG Display Hải Phòng, vốn tự góp vào dự án của công ty vẫn giữ nguyên 100 triệu USD, không thay đổi so với giấy phép ban đầu. Có nghĩa là vốn tăng thêm sẽ là vốn đi vay từ bên ngoài.

"Như vậy, trường hợp điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên 1,59 tỷ USD thì vốn góp chỉ chiếm 6,29% tổng vốn đầu tư. Mặc khác, việc đầu tư bổ sung hoàn toàn từ nguồn đi vay trong khi cơ cấu vốn góp mỏng dẫn đến tình hình tài chính không lành mạnh, không đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh”, Bộ Tài chính lý giải vì sao từ chối hồ sơ. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề nghị Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng yêu cầu nhà đầu tư có phương án điều chỉnh cơ cấu vốn góp và vốn vay theo hướng tăng tỷ trọng vốn góp để đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh hơn.

Dự án LG Display Việt Nam Hải Phòng có quy mô khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu tương đương 1,5 tỷ USD, sẽ sản xuất màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động với quy mô 7-8 triệu sản phẩm/tháng và khoảng 90.000-100.000 sản phẩm màn hình OLED tivi/tháng.

Thái độ kiên quyết của Bộ Tài chính với đề nghị của LG Display Hải Phòng cho thấy dù có là một tập đoàn lớn nhất nhì Hàn Quốc trong lĩnh vực điện tử, với tổng mức đăng ký đầu tư vào Hải Phòng đã lên tới 3 tỷ USD, nhưng vẫn chưa làm cho cơ quan quản lý nhà nước cảm thấy yên lòng.

Khoản nợ lớn của các DN FDI

Điều mà Bộ Tài chính lo ngại có lẽ là nếu LG Display Hải Phòng mất cân đối tài chính và dẫn đến mất khả năng trả nợ, tác động tới nền kinh tế địa phương và hàng chục nghìn người lao động là không hề nhỏ. Tất nhiên đó chỉ là giả định xấu nhất, thể hiện sự thận trọng của Bộ Tài chính. Nhưng quyết định với LG Display Hải Phòng cũng đã phản chiếu một mối lo ngại của các cơ quan quản lý nhà nước với các DN FDI, dù cho thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia như LG vẫn luôn là mục tiêu của các cơ quan nhà nước.

Lo lắng trên có lẽ không phải là thừa. Cách đây gần một năm, Văn phòng Chính phủ đã phải phát đi thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tình hình vay trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả của DN năm 2015. Trong đó, có một chỉ đạo quan trọng là Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KH - ĐT chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ tài chính rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thực trạng cơ cấu vốn (vốn góp trên tổng vốn đầu tư) của khối DN FDI để đánh giá mức độ rủi ro của việc phụ thuộc nhiều vào vay nước ngoài của khối DN này. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan đưa ra định hướng và giải pháp khắc phục chiến lược vốn mỏng của các DN FDI.

Câu chuyện các DN FDI vay vốn nước ngoài cũng không còn là mới. Theo Ngân hàng nhà nước, trong giai đoạn 2009 - 2011, mức vay trung, dài hạn của các DN FDI chiếm 50 - 60% tổng số vốn vay trung, dài hạn nước ngoài không có bảo lãnh của Chính phủ và chiếm khoảng 87 - 97% tổng số vốn vay trung, dài hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh của các DN không thuộc khối DN nhà nước.

Cụ thể hơn, dư nợ cuối kỳ vay vốn nước ngoài của DN FDI năm 2009 là 4,275 tỷ USD, năm 2010 là 4,545 tỷ USD và 9 tháng đầu năm 2011 là 4,8 tỷ USD. Các DN FDI chủ yếu vay vốn từ công ty mẹ và các ngân hàng, tập đoàn tài chính nước ngoài và đây là con số chưa đầy đủ. Thực tế nhiều DN FDI cũng cho thấy dự án đầu tư dựa nhiều vào vốn vay có thể dẫn đến những kết quả trì hoãn kế hoạch đầu tư không như mong muốn, thậm chí là dự án đổ vỡ hoặc phải bán phần lớn cổ phần cho nhà đầu tư khác. Đơn cử như dự án thép Guang Lian tại Khu Kinh tế Dung Quất, dự án Nhiệt điện BOT Hải Dương và dự án dệt may Lifepro tại Thái Bình.

Nguy hiểm hơn nữa, nếu như các DN FDI vay vốn của ngân hàng trong nước và rơi vào tình cảnh không có khả năng trả nợ, thì không những mục tiêu thu hút vốn nước ngoài vào Việt Nam cũng không đạt được mà các ngân hàng trong nước còn phải chịu thiệt hại. Trường hợp này đã xảy ra với ngân hàng BIDV tại dự án khu công nghiệp Việt Hòa – Kenmark tại Hải Dương, sau khi nhà đầu tư mất khả năng trả nợ 67 triệu USD cho hai ngân hàng này. Còn chủ của Cty Lifepro thì bỏ trốn khỏi Việt Nam để lại khoản nợ 2.700 tỷ đồng chưa trả cho Ngân hàng Agribank.

Chính vì thế, Bộ Tài chính đã từ chối đề nghị tăng vốn của LG Display Hải Phòng cũng không phải không có lý.

lg display bi tu choi tang von noi lo no nan cua dn fdi Bộ Tài chính nói gì về đề nghị tăng vốn đầu tư cho siêu dự án tỷ USD của LG tại Hải Phòng?

Theo Bộ Tài chính, Nhà đầu tư đề nghị tăng tổng vốn đầu tư cho siêu dự án tỷ USD của LG tại Hải Phòng ...

lg display bi tu choi tang von noi lo no nan cua dn fdi Các cheabol Hàn Quốc lãi 1.000 tỷ won quý I bất chấp khủng hoảng chính trị

9 tập đoàn lớn của Hàn Quốc công bố lợi nhuận 1.000 tỷ won (tương đương 879 triệu USD) trong quý đầu tiên của năm ...

lg display bi tu choi tang von noi lo no nan cua dn fdi 6 dự án FDI lớn nhất 8 tháng đầu năm

Tổng vốn đăng ký của 6 dự án này lên tới gần 3 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng vốn FDI đăng ký trong 8 ...

Ninh Kiều