Các cheabol Hàn Quốc lãi 1.000 tỷ won quý I bất chấp khủng hoảng chính trị
9 tập đoàn lớn của Hàn Quốc công bố lợi nhuận 1.000 tỷ won trong quý I dù trước đó, Hàn Quốc phải trải qua khủng hoảng chính trị trong nước khi cựu tổng thống bị phế truất. (Nguồn: The Korea Times) |
9 công ty này đều là các chaebol lớn của Hàn Quốc, gồm Samsung Electronics, SK hynix, POSCO, Shinhan Financial, Hyundai Motor, LG Display, SK Innovation, Korean Electric Power (KEPCO), và SK C&C.
“Thông thường, quý I là mùa hoạt động chậm của chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, 9 công ty công bố kết quả lợi nhuận hơn 1.000 tỷ won trong quý đầu tiên cho thấy một năm đầy triển vọng cho sự phát triển của các tập đoàn, nếu xu hướng này vẫn được duy trì”, ông Lee Sang Hôn, cựu chuyên gia phân tích của công ty cung cấp dịch vụ tài chính Daishin Securities, nhận định.
Samsung Electronics, công bố lợi nhuận kinh doanh của giai đoạn tháng 1 – 3 là 9.890 tỷ won, số liệu quý cao nhất của công ty kể từ quý III năm 2013.
Kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I của công ty là nhờ sự bùng nổ của thị trường chip nhớ. Mặc dù hiện tại, người khổng lồ công nghệ đang trải qua giai đoạn khủng hoảng lãnh đạo khi chủ tịch tập đoàn ông Lee Kun Hee phải nhập viện điều trị. Trong khi phó chủ tịch Lee Jae Yong, người thừa kế tập đoàn, bị bắt vì cáo buộc hối lộ liên quan đến bê bối chính trị dẫn đến việc cựu tổng thống Park Geun Hye bị phế truất.
Trong số chín công ty được nhắc đến, LG Display công bố lợi nhuận kinh doanh tăng nhiều nhất.
LG chỉ công bố lợi nhuận 39,5 tỷ won trong quý I của năm 2016, nhưng con số này đã tăng với tốc độ tên lửa lên 1.020 tỷ won trong năm nay.
Bên cạnh đó, SK Innovation báo cáo lợi nhuận quý I là 1.000 tỷ won, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty hiện tại tăng trưởng rất tốt với ngành kinh doanh hóa chất. Đây là lần đầu tiên công ty hóa chất hàng đầu của Hàn Quốc đạt lợi nhuận quý 1.000 tỷ won kể từ năm 2011. Các chuyên gia cho biết các khoản đầu tư vào lĩnh vực hóa chất và chất bôi trơn của tập đoàn cuối cùng cũng cho thành quả.
Công ty đã đầu tư gần 5.000 tỷ won trong vòng 5 năm qua, với 1.600 tỷ won dành cho cơ sở sản xuất ở Incheon, 1.200 tỷ won cho liên doanh hóa dầu với Trung Quốc và 480 tỷ won cho cơ sở sản xuất hương liệu ở Ulsan. Gần 454,7 tỷ won lợi nhuận kinh doanh của công ty đến từ các cơ sở sản xuất mới được dây dựng ở Incheon.
Tập đoàn Shinhan Financial cũng ghi nhận mức lợi nhuận 1.290 tỷ won. Lợi nhuận ròng của công ty là 997,1 tỷ won.
Nguyên nhân cho lợi nhuận ấn tượng của tập đoàn là nhờ những ngành kinh doanh khác như Shinhan Card và Shinhan Investment có doanh thu tăng mạnh, dù ngân hàng Shinhan, đơn vị kinh doanh chủ chốt của tập đoàn, ghi nhận mức lợi nhuận ròng giảm 7% xuống 523,5 tỷ won.
Lợi nhuận ròng của Shinhan Card đạt 410,8 tỷ won, tăng 170% so với năm ngoái, trong khi Shinhan Investment ghi nhận lợi nhuận 6 tỷ won, tăng 111% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong khi đó, lợi nhuận kinh doanh của Hyundai Motor giảm 6,8% trong quý I.
Hãng sản xuất ô tô lớn nhất Hàn Quốc công bố lợi nhuận hoạt động kinh doanh là 1.250 tỷ won, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái là 1.340 tỷ won.
Kết quả kinh doanh của Huyndai giảm vì doanh số bán hàng ở thị trường Trung Quốc đi xuống kể từ khi Bắc Kinh tẩy chay hàng hóa của Hàn Quốc, như một sự trả đũa cho hành động thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở quốc gia này.
Hyundai Motor và công ty con Kia Motor bán 72.032 chiếc ô tô ở Trung Quốc trong tháng 3, giảm 52,2% so với năm ngoái. Trong đó, Hyundai Motor bán 56.026 chiếc, giảm 44,3%, và Kia Motor tiêu thụ 16.006 sản phẩm, giảm 68%.
Trong tháng 4, Huyndai Motor cũng chứng kiến doanh số bán hàng ở Trung Quốc giảm 64% xuống còn 35.009 sản phẩm, trong khi Kia Motor cũng báo cáo doanh số bán hàng giảm 68% xuống 16.050 sản phẩm cùng thời điểm.
Tuy nhiên, hãng sản xuất ô tô kỳ vọng có thể sớm quay trở lại với quỹ đạo kinh doanh dựa vào công nghệ và sức mạnh thương hiệu của công ty.
Tập đoàn điện lực quốc gia KEPCO của Hàn Quốc báo cáo lợi nhuận của công ty là 2.460 tỷ won, giảm so với kết quả cùng kỳ năm trước đạt 3.610 tỷ won. Nguyên nhân là do giá điện giảm và giá khí gas hóa lỏng tăng.
Bên cạnh đó, tỷ lệ hạn chế hoạt động sản xuất năng lượng hạt nhân của chính phủ tăng đã ảnh hưởng tới công ty. Theo The Korea Time, tỷ lệ này được dự doán sẽ tiếp tục tăng trong năm nay lên 87% trong quý IV, hiện tại nó ở mức 80%.
Trong khi, lợi nhuận kinh doanh của SK C&C duy trì ở 1.500 tỷ won.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/