Lệnh hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể kết thúc một thập niên giá cả ổn định
Thời tiết mưa gió mùa không đều ảnh hưởng đến việc trồng lúa ở Ấn Độ, khiến xuất khẩu bị hạn chế trong tháng 9/2022 và lũ lụt đã làm sản lượng ở Pakistan sụt giảm trong khi tiêu thụ tăng ở các nước nhập khẩu hàng đầu như Bangladesh và Philippines. Đó là lý do tại sao các nhà dự báo cho rằng nhu cầu toàn cầu sẽ vượt xa sản lượng vào niên vụ 2022/23.
Điều này không có lợi cho các quốc gia châu Á và châu Phi sử dụng gạo làm lương thực chính, một số quốc gia nhập khẩu tới 60% nguồn cung. Kể từ khi Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cấm xuất khẩu gạo tấm và đánh thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại không phải là basmati, giá gạo toàn cầu tăng hơn 10%.
Tháng trước, chỉ số giá gạo toàn cầu của Tổ chức Nông lương tăng 2,2% lên mức cao nhất trong 18 tháng. Nitin Gupta, Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh gạo của Olam Ấn Độ, cho biết: "Thị trường quốc tế đã đi lên và sẽ còn đi lên nữa.
Các chính phủ trên toàn thế giới phải vật lộn để kiềm chế lạm phát lương thực do COVID-19 làm gián đoạn chuỗi sản xuất và cung ứng, và sau đó là cuộc xung đột tại Ukraine loại bỏ hàng triệu tấn thực phẩm khỏi thị trường toàn cầu, đẩy lạm phát lên mức kỷ lục vào đầu năm nay.
Trước khi Ấn Độ thực hiện hạn chế xuất khẩu vài tháng trước, các quan chức chính phủ và công nghiệp ở châu Á cho rằng, giá gạo giữ ổn định do lượng dự trữ dồi dào, nhà sản xuất và nguồn cung cấp ngũ cốc vẫn tương đối ổn định trong thời gian xảy ra gián đoạn liên quan đến COVID đối với các loại thực phẩm khác.
Tuy nhiên, hiện nay, các nhà xuất khẩu hàng đầu là Thái Lan và Việt Nam không đủ tồn kho để bù đắp cho việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu và thiệt hại sản lượng trên diện rộng. Dự trữ gạo toàn cầu có thể giảm xuống mức thấp nhất trong ít nhất 5 năm vào năm 2023. Cũng theo ông Gupta, vì Ấn Độ chiếm 40% tổng thương mại toàn cầu nên không dễ để các nước khác thay thế các lô hàng đang giảm của Ấn Độ khi nhu cầu đang tăng lên từ các nhà nhập khẩu hàng đầu.
Dự báo đầu ra đã thấp hơn, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cắt giảm ước tính sản lượng gạo toàn cầu cho năm 2022/23 xuống còn 508 triệu tấn, mức thấp nhất trong 4 năm. Chỉ một tháng trước, cơ quan này kỳ vọng sản lượng cả năm ở mức 512 triệu tấn. Tuy nhiên, một số nhà kinh doanh hàng đầu toàn cầu dự báo mức giảm mạnh hơn xuống khoảng 500 triệu tấn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt đe dọa năng suất cây trồng ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan.
Ở Ấn Độ, điều kiện thời tiết khô hạn làm chậm việc gieo lúa, với nhiều nông dân không trồng trọt được nữa, và sau đó những trận mưa làm hỏng những cánh đồng lúa chín, làm dấy lên lo ngại lạm phát lương thực. Bộ nông nghiệp cho biết, tháng 9/2022, sản lượng lúa vụ Hè của Ấn Độ có thể giảm xuống còn 105 triệu tấn vào năm 2022/23, giảm 6%.
Bộ nông nghiệp cho biết, các thương nhân tư nhân ước tính có thể giảm xuống mức 100 triệu tấn. Sản lượng gạo ở Trung Quốc, nước tiêu thụ ngũ cốc lớn nhất, có thể giảm 2,9% so với một năm trước xuống còn 206 triệu tấn do nhiệt độ cao hơn và hạn hán ở một số vùng trồng lúa, theo công ty tư vấn Shanghai JC Intelligence Co Ltd.
Đây là một sự thay đổi lớn so với năm ngoái, khi lượng gạo xuất khẩu kỷ lục 21,2 triệu tấn của Ấn Độ, rẻ hơn 30% so với các nhà cung cấp đối thủ, giúp cố định giá toàn cầu trong khi các mặt hàng lương thực khác tăng vọt do nguồn cung bị gián đoạn. Sau khi ban hành lệnh hạn chế trong tháng 9/2022, xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự kiến giảm khoảng 25% trong năm nay.
Theo B.V. Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo của Ấn Độ, hầu như tất cả các nhà sản xuất hàng đầu đang bị ảnh hưởng với sản lượng gạo thấp hơn và nhu cầu toàn cầu có thể vượt xa nguồn cung. Các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ giúp các nhà cung cấp đối thủ là Việt Nam, Thái Lan và Myanmar (Mi-an-ma) tăng doanh số bán hàng, nhưng lại hạn chế lượng hàng dư thừa để xuất khẩu.
Nước láng giềng Thái Lan đang đặt mục tiêu xuất khẩu 7,5 triệu tấn trong năm nay, tăng khoảng 7% so với mục tiêu trước đó là 7 triệu tấn. Cùng với nhau, cả hai có thể bổ sung không quá 2 triệu tấn gạo lấp đầy khoảng trống mà Ấn Độ để lại.
Trong khi đó, Pakistan không thể tận dụng các hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ sau khi lũ lụt nghiêm trọng tàn phá mùa màng của nước này. Theo USDA, sản lượng gạo của nước này có thể giảm 18% xuống 7,4 triệu tấn. Các nhà sản xuất châu Á khác như Trung Quốc, Bangladesh và Philippines, cũng như Ấn Độ, bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bất lợi, bao gồm hạn hán, lũ lụt, bão và lốc xoáy.
Himanshu Agarwal, Giám đốc điều hành tại Satyam Balajee, Ấn Độ, cho biết: "Sự hội tụ đặc biệt của các sự kiện ở châu Á ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng ở nhiều nơi trên thế giới và nhiều người tiêu dùng nghèo sẽ phải mua những loại gạo đắt tiền hơn, cao cấp hơn hoặc không có gạo". Sự lựa chọn sẽ khó khăn.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/