Lệnh cấm sản phẩm Canada không ảnh hưởng tới nguồn cung thịt heo của Trung Quốc
Theo thông báo hôm 26/6 từ Đại sự quán Trung Quốc tại Canada, Bắc Kinh sẽ tạm ngừng nhập khẩu toàn bộ thịt Canada sua khi phát hiện giấy chứng nhận kiểm dịch thịt heo giả.
Các nhà chức trách Trung Quốc cũng phát hiện chất cấm ractopamine trong một lô sản phẩm thịt heo xuất khẩu từ Canada sang Trung Quốc. Ractopamine được thêm vào thức ăn chăn nuôi để làm tăng cơ, đặc biệt ở động vật được nuôi để lấy thịt, và việc sử dụng chất ractopamine đã bị cấm tại hầu hết quốc gia.
"Chúng tôi hi vọng phía Canada nắm được tầm quan trọng của sự cố lần này, hoàn tất điều tra sớm nhất có thể và triển khai các biện pháp hiệu quả để đảm bảo sự an toàn của thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc một cách có trách nhiệm hơn", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay.
Động thái này là quyền truy đòi hợp pháp của Trung Quốc nhằm giải quyết hàng nhập khẩu không đủ tiêu chuẩn và bảo vệ quyền chính đáng của người tiêu dùng nội địa, theo Mei Xinyu, một chuyên gia phân tích có quan hệ gần gũi với Bộ Thương mại Trung Quốc.
Tuy nhiện, việc chặn hàng xuất khẩu diễn ra trong bối cảnh dịch ASF càn quét các trang trại nuôi heo của Trung Quốc, đã dấy lên lo ngại rằng nhà tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới có thể đối mặt với vấn đề thiếu hụt thịt heo.
Dịch ASF tại Trung Quốc đã được kiểm soát hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn quốc gia cho biết trong buổi họp báo hôm 26/6.
Tuy nhiên, vì một số nguyên như như dịch bệnh và chi phí gây giống gia tăng, lượng heo sống và số heo nái đã giảm hơn 20% trong năm nay, cơ quan này cho biết thêm và dự báo nguồn cung thịt heo có thể thắt chặt trong suốt cả năm.
Giá thịt heo đã tăng 18,2% trong tháng 5 so với năm ngoái, và tăng 3,8% so với tháng 4, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.
Theo ông Wang Zuli, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, cho biết việc tạm ngừng hoặc giảm nhập khẩu thịt heo từ Canada và các quốc gia khác sẽ không ảnh hưởng tới thị trường Trung Quốc.
Nguyên nhân là nguồn cung thịt heo của quốc gia châu Á không phụ thuộc vào thi trường quốc tế.
Ảnh: VCG/Global Times.
Trung Quốc sản xuất khoảng 54 triệu tấn thịt heo trong năm 2018, trong khi chỉ nhập khẩu 1,19 triệu tấn, dữ liệu chính thức chỉ ra.
Ngoài ra, với nhu cầu nội địa giảm, nhiều loại protein thay thế và nguồn nhập khẩu đa dạng, nguồn cung thịt heo và nhu cầu sẽ vẫn cân bằng tại Trung Quốc.
"Nhu cầu trong nước đối với thịt heo đang giảm, chủ yếu là giá tăng cao", ông Wang cho hay.
Vị chuyên gia nói thêm thịt gia cầm có thể thay thế gần 2 triệu tấn thịt heo tiêu thụ mỗi năm.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng lượng thịt nhập khẩu gồm thịt bò và cừu trong giai đoạn 4 tháng đầu năm nay, báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc chỉ ra.
Trả lời phỏng vấn từ Global Times, ông Ma Wenfeng chia sẻ Trung Quốc nhập khẩu rất ít thịt heo từ Mỹ hay Canada, trong khi Đức là nguồn cung lớn của nhà tiêu thụ thịt lớn nhất thế giới, cùng với những nguồn cung thay thế khác như Anh và Tây Ban Nha.
Nhập khẩu thịt đạt kỉ lục trong tháng 5
Dữ liệu hải quan được công bố hôm 23/6 cho biết Trung Quốc đã nhập khẩu kỉ lục 556.276 tấn thịt và phụ phẩm trong tháng 5, tăng khoảng 45% so với một năm trước đó.
Lũy kế đến tháng 5, khối lượng thịt nhập khẩu tăng 23% so với năm ngoái lên 2,2 triệu tấn.
Nhập khẩu thịt heo tăng mạnh nhất trong số các loại thịt, tăng 63% lên 187.459 tấn trong tháng 5 so với một năm trước. Khối lượng thịt cừu nhập khẩu cũng tăng 53% lên 42.036 tấn, còn thịt bò và gà đông lạnh tăng lần lượt 41% và tăng 26% lên 123.720 tấn và lên 63.430 tấn.