|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Le Pen và Macron: Chặng đua cuối cùng tới chiếc ghế Tổng thống Pháp

12:04 | 06/05/2017
Chia sẻ
Trước khi, nước Pháp bước vào vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống, hãy cùng nhìn lại toàn cảnh cuộc bầu cử đang được cả thế giới dõi theo này.

Cuộc bầu cử sẽ được cả thế giới dõi theo vì nhiều lý do. Bà Marine Le Pen, có lẽ là đại diện sáng giá nhất của đảng cực hữu, là một trong hai ứng cử viên cho chức tổng thống Pháp. Tuy nhiên, đối thủ của bà, ông Emmanuel Macron cũng là một đại diện xuất sắc phá vỡ truyền thống bầu cử tại Pháp.

truoc them cuoc bau cu tong thong phap
Chân dung hai ứng viên Tổng thống Pháp vòng 2. (Nguồn: Washington Post)

Ngày mai (7/5) các cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu ra tổng thống tiếp theo cho nước Pháp. Các cuộc bỏ phiếu sẽ mở cửa từ 8h sáng đến 7h tối theo giờ địa phương (bỏ phiếu sẽ được kéo dài đến 8h tối ở một số vùng).

Kết quả của cuộc bỏ phiếu dự kiến được công bố trong vài giờ sau đó. Bất kỳ ứng cử viên nào giành được nhiều phiếu bầu nhất trong ngày sẽ nhậm chức tổng thống trong khoảng 10 ngày.

Hai ứng cử viên trong vòng hai của cuộc bầu cử Pháp gồm có:

Le Pen của Mặt trận Quốc Gia: Một ứng cử viên sáng giá trong cuộc đua quốc tế, bà Le Pen được kỳ vọng sẽ dẫn dắt đảng do cha mình sáng lập vào năm 1972 đạt kết quả bầu cử tốt nhất từ trước đến nay.

Bà Le Pen, 48 tuổi, đang gặp khó khăn trong việc giúp Mặt trận Quốc gia nhận được sự ủng hộ của đảng cực hữu, nhưng nhận được sự hỗ trợ mới từ những cử tri trẻ và phụ nữ. Các chính sách của bà bao gồm loại bỏ đồng euro ra khỏi nước Pháp, và kiểm soát chặt chẽ nhập cư và di chuyển tự do qua các biên giới.

Ông Macron của phong trào En Marche (phong trào cấp tiến và tự do xã hội): Đối mặt với tình cảnh chính trị phân cực, ông Macron, cựu chuyên viên ngân hàng đầu tư và cựu Bộ trưởng Kinh tế, đã trở thành tiếng nói của đảng trung dung.

Ứng cử viên 39 tuổi được hy vọng trở thành tổng thống trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp, và ông dự định làm vậy mà không có sự ủng hộ của một đảng phái lớn. Các cử tri có vẻ đã bị thuyết phục bởi phát biểu khiêm tốn và những kế hoạch giảm thuế và mở rộng chăm sóc sức khỏe của ông. Tuy nhiên, các nhà chỉ trích tranh luận rằng các chính sách của ông có thể sẽ không hấp dẫn những cử tri khó tính trong cuộc bỏ phiếu.

Các buộc thăm dò cho thấy ông Macron được ủng hộ hơn bà Le Pen, nhiều hơn 20%. Đáng chú ý rằng các cuộc thăm dò đã cho kết quả rất chính xác trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử. Và điều này giúp dự đoán dễ dàng về chiến thắng của ông Macron trong vòng hai.

Bà Claire Durand, chủ tịch của Hiệp hội Thế giới về Nghiên cứu Ý kiến Cộng đồng, nói với WorldViews vào tháng trước rằng các cuộc thăm dò của vòng hai sẽ chính xác. “Chúng không bao giờ sai trong cuộc bỏ phiếu vòng hai. Thực tế là chúng thường cho một kết quả rất chính xác”.

Tuy nhiên, có thể bà Le Pen đã bị đánh giá thấp. Chú ý rằng có vẻ như các cử tri đảng cực tả không mấy mặn mà với việc ủng hộ ông Macron, mặc dù họ lo ngại về khả năng đảng cực hữu nắm quyền.

Tại vòng một của cuộc bầu cử tổng thống Pháp diễn ra vào ngày 23/4 có 11 ứng cử viên.

truoc them cuoc bau cu tong thong phap

Ông Macron dẫn đầu với 24,1% phiếu bầu, theo sau là bà Le Pen với 21,3%, ông Francois Fillon của đảng cực hữu với 20,01%, ông Jean Luc Melenchon của đảng Nước Pháp bất khuất giành được 19,58% phiếu bầu và ông Benoit Hamon của đảng Xã hội có 6,36% sự ủng hộ.

Vì không có ứng cử viên nào giành được hơn 50% phiếu bầu (một điều rất không bình thường ở Pháp), ông Macron và bà Le Pen được lựa chọn vào cuộc chạy đua vòng hai.

truoc them cuoc bau cu tong thong phap

Phân tích sau cuộc bầu cử cho thấy ông Macron có sự ủng hộ hùng hậu nhất ở những khu vực đô thị, gồm những thành phố lớn như Paris, Bordeaux và Lyon. Trong khi, các phiếu bầu của bà Le Pen đến từ những vùng nông thôn nhiều hơn, gồm miền Nam và Đông Bắc, nơi phi công nghiệp hóa đã giúp tăng cường hỗ trợ Mặt trận Quốc gia.

Năm nay, cả hai đảng lớn nhất nước Pháp, là đảng Cộng hòa và Xã hội, đều không có ửng cử viên lọt vào vòng hai của cuộc bầu cử.

truoc them cuoc bau cu tong thong phap

Đây là một sự thay đổi rất lớn. Từ khi hệ thống bầu cử hiện tại của Pháp được giới thiệu vào năm 1965, có ít nhất một trong hai cánh chính của chính trị Pháp đi vào vòng đua nước rút, và thường là cả hai đều vào vòng hai.

Nguyên nhân được cho là vì một số sự kiện đặc biệt diễn ra trong năm 2017. Ứng cử viên đảng Cộng hòa, ông Fillon bị các cáo buộc tham nhũng ảnh hưởng một cách nghiêm trọng, trong khi việc tổng thống Francois Hollande của đảng Xã hội không được ưu ái là một nhân tố quan trọng gây ra tỷ lệ bầu cử thấp của ông Hamon.

Tuy nhiên, có vẻ như ở các phần khác của châu Âu, các đảng chính trị dòng chính cũng khiến các cử tri ngày càng thất vọng.

Trước đó, vẫn có những lo ngại về cuộc chạy đua đến chức tổng thống của bà Le Pen. Vì cha của bà Marine Le Pen, ông Jean Marie Le Pen, bất ngờ tham gia vào cuộc chạy đua đến chức tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2002.. Động thái này khiến các cử tri bầu cử trong vòng hai đều chống lại ông, cuối cùng dễ dàng biến ông trở thành ứng cử viên thất bại lớn nhất trong lịch sử nước Pháp.

truoc them cuoc bau cu tong thong phap

Tuy nhiên, lịch sử có thể sẽ không lặp lại. Dưới sự lãnh đạo của bà Le Pen, đảng của bà thể hiện một cách vượt trội hơn so với bố mình trong các cuộc bầu cử ở khu vực và châu Âu.

Câu chuyện sẽ chưa dừng lại sau ngày 7/5

Mặc dù, khi kết quả được đưa ra vào Chủ nhật, cuộc bầu cử vẫn chưa thực sự kết thúc. Sẽ còn một cuộc bầu cử vào Quốc hội Pháp trong thaáng 6, và cuộc bầu cử này cũng gồm hai vòng.

Cuộc bầu cử Quốc hội rất quan trọng trong hệ thống bán tổng thống của Pháp: Mặc dù tổng thống Pháp là người lãnh đạo quốc gia và thủ tướng là người điều hành chính phủ, Quốc hội là nơi hàng này diễn ra việc hoạch định các chính sách của đất nước.

Nói chung, tổng thống và thủ tướng sẽ ở cùng một đảng, mặc dù đôi khi sẽ không phải vậy. Việc tổng thống và thủ tướng không cùng một đảng được biết đến như “sự sống chung” ở Pháp, và khi điều đó xảy ra trong quá khứ, các thủ tướng pháp đều tăng cường kiểm soát về quá trình hoạch định chính sách.

Điều này rất quan trọng trong năm nay, vì cả ông Macron và bà Le Pen có vẻ đều không có sự ủng hộ lớn từ phía Quốc hội. Đặc biệt là bà Le Pen vì các đảng dòng chính trong chính phủ đã thề sẽ không làm việc với bà.

Kết quả cuối cùng có thể là sự bất ổn, không chắc chắn hoặc cả hai.

Lyly Cao

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.