|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

'Lập đặc khu là phải dám chơi và biết chơi'

08:30 | 20/05/2018
Chia sẻ
"Việc ban hành Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải làm sao để nhà đầu tư khi vào các đặc khu của Việt Nam thì họ cảm thấy như đang ở đất nước họ và khi họ nhìn vào đó thì biết ngay được cần phải làm những gì chứ không phải là phải chạy chọt xin cái này, cái kia".
lap dac khu la phai dam choi va biet choi Thời hạn sử dụng đất kinh doanh tại đặc khu Vân Đồn được đề xuất không quá 70 năm
lap dac khu la phai dam choi va biet choi Ăn theo thông tin thành lập đặc khu, Vân Đồn bị ‘thổi’ giá đất tăng 5 – 6 lần
lap dac khu la phai dam choi va biet choi
TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng, cơ chế cho đặc khu đã được thảo luận khá nhiều. Chúng ta hiện đang tiến rất gần đến đặc khu rồi.

Khuyến cáo trên được TS.Trần Du Lịch đưa ra tại hội thảo "Đặc khu – Thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công", do Trung tâm tin tức VTV24 và Viện Kinh tế Việt Nam, tổ chức ngày 18/5.

"Thế giới làm nhiều nhưng thành công không nhiều"

Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, trên thế giới, việc lập các đặc khu có nhiều quốc gia thành công nhưng thất bại cũng không ít. Do đó, Việt Nam cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm để đảm bảo thành công đối với 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Đặc biệt, việc xây dựng luật cần thận trọng, cạnh tranh, phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng cũng không nên quá cầu toàn, trong bối cảnh thế giới liên tục thay đổi.

"Chúng ta cũng rút kinh nghiệm những khu không thành công trên thế giới nhưng cũng phải tận dụng cơ hội. Khi có vấn đề mới chúng ta có thể sửa chữa. Ngay cả như Hàn Quốc, trong 10 năm đã sửa Luật đến 6 lần. Vấn đề quan trọng hơn là thực thi, triển khai thực hiện", Bộ trưởng Dũng nói.

Trong khi đó, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, ông Sebastian Eckardt, nhấn mạnh đến các yếu tố thành công của đặc khu, bao gồm việc chọn địa điểm, tính kết nối và việc cải thiện môi trường chính sách.

Theo ông Sebastian Eckardt, để tối đa hóa lợi ích và hạn chế rủi ro, việc thành lập và thiết kế các đặc khu kinh tế cần phải được gắn chặt với chiến lược toàn diện về phát triển công nghiệp, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, tập trung vào tính kết nối, dịch vụ hạ tầng cũng như cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Bên cạnh đó, khía cạnh nguồn nhân lực chất lượng cũng được xem là một nhân tố mà các đặc khu cũng cần tính đến trước khi triển khai.

TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng, cơ chế cho đặc khu đã được thảo luận khá nhiều. Chúng ta hiện đang tiến rất gần đến đặc khu rồi.

Ông Thiên nhấn mạnh, thế giới làm nhiều nhưng thành công không nhiều. Còn ở Việt Nam, trên thực tế việc đầu tư các khu công nghiệp, khu kinh tế thôi thời gian qua cũng đã khá chật vật.

Hiện thế giới thay đổi liên tục, trong đó cách tiếp cận đặc khu cũng phải thay đổi. Giờ đã là thế hệ thứ 4 - 5. Chúng ta đi sau có cơ hội để vượt lên nhưng muốn thế thì phải hiểu rõ những vấn đề nền tảng. Theo ông Thiên, trong các đặc khu phải làm rõ được hai vấn đề "free" và "open".

Đồng quan điểm nay, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khẳng định: làm đặc khu là phải "dám chơi và biết chơi", cho dù với Việt Nam là có phần hơi muộn, đầy rủi ro và thách thức.

Chuyên gia này cũng bày tỏ chưa hài lòng lắm về một số thể chế đặc khu, trong đó đáng chú ý là vấn đề tự do và dịch chuyển các nguồn lực, thể chế bộ máy.

Khép lại phần thảo luận này, TS.Trần Du Lịch gọi lại hai vấn đề quan trọng của đặc khu là "địa điểm và chính sách táo bạo".

Ông gợi mở "Chúng ta chấp nhận chơi rồi thì giờ phải làm rõ chơi cách nào".

"Miễn giảm thuế là chuyện đương nhiên"

Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Trần Duy Đông nhìn nhận, chúng ta phải xác định mình xây dựng các đặc khu để làm gì. Theo ông là nhằm 2 mục tiêu: xây dựng một môi trường quốc tế đáng sống, tăng trưởng nhanh và an toàn.

Theo ông, môi trường kinh doanh là quan trọng nhất, còn ưu đãi thuế chỉ đứng thứ 6-7 trong các lựa chọn của nhà đầu tư.

Chuyên gia về casino GS. Hà Tôn Vinh cho hay thế giới giờ không nói nhiều về ưu đãi thuế, tài chính nữa vì nó là đương nhiên rồi.

Ngay cả vấn đề casino trong các đặc khu trước đây chỉ phục vụ những người làm việc quanh khu đó giải trí vào cuối tuần. Nhưng chẳng hạn như ở Lasvegas hiện giờ cho cả gia đình vào chơi. Do đó, giờ chúng ta phải đặt giải trí vào trong một khung cảnh khác.

"Tôi chưa thấy điểm nào vượt trội về cơ chế đối với casino cả. Thuế casino ở Macau lên tới 39% cao nhất thế giới nhưng vẫn đông khách vì họ thấy thoải mái. Do đó, quan trọng là cơ chế, chứ nhiều khi ưu đãi về thời gian, mức thuế suất...không phải là mấu chốt", ông Vinh nói.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho rằng, điều các nhà đầu tư quan tâm và mong đợi tại đặc khu là một thể chế thông thoáng, an toàn, có thể giải quyết nhanh gọn những vướng mắc. Thế giới hiện đã có khoảng 4.500 đặc khu.

Do đó, đây đã là sân chơi với những luật chơi mang tính quốc tế được xây dựng hàng chục năm nay. Khi hình thành ở Việt Nam, việc lựa chọn để xây dựng mô hình đặc khu ở các địa phương được kỳ vọng sẽ là nơi để thử nghiệm chính sách đột phá.

"Các nhà đầu tư luôn mong muốn làm ăn có lãi nhưng phải đúng luật. Hệ thống thể chế và pháp luật nước ta phức tạp nhất thế giới bởi có quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, đừng để những thứ đặc thù trở thành rào cản những phát minh mới của nhân loại. Cần phải có sự phân quyền rõ ràng, luật phải đi thẳng vào đời sống, hạn chế những thể chế, thông tư. Năng lực thực thi rất quan trọng nên chúng ta cần phải tìm được những cán bộ tốt", ông Liên nói.

Nguyên Hà