|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kịch bản nhân sự trong và hậu mùa dịch COVID-19

08:37 | 26/04/2020
Chia sẻ
Việc xây dựng kịch bản về nhân sự đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, có thể phải chia ra thành các phân đoạn chi tiết. Nếu doanh nghiệp đã bị thua lỗ thì cần cắt hết chi phí vận hành trước.

Đây là đánh giá của bà Tiêu Yến Trinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Talentnet tại buổi tọa đàm trực tuyến mang tên “Giải pháp quản lí nhân sự trong mùa dịch” do Hội Doanh nhân trẻ TPHCM và nhãn hàng Tôn Colorbond của Công ty NS Bluescope Việt Nam tổ chức.

Theo bà Trinh, trong quí đầu tiên, chỉ có 12% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho thấy có tăng trưởng so với 2019, các doanh nghiệp còn lại đều sụt giảm doanh số, trừ một số lĩnh vực như y tế, tiêu dùng. Điều mà các doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất hiện nay là làm sao có đủ nguồn thu để tồn tại và giữ nhân viên.

Khó khăn đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số hóa, và do đó cần có nhiều kịch bản. Việc xây dựng kịch bản về nhân sự đóng vai trò rất quan trọng, có thể phải chia ra thành các phân đoạn chi tiết. Nếu doanh nghiệp đã bị thua lỗ thì cần cắt hết chi phí vận hành trước.

Ví dụ, nếu lỗ từ 70% trở lên thì cần cắt các khoản phúc lợi, đầu tư của công ty. Khi thua lỗ nhiều quá thì cần thực hiện các chính sách linh hoạt về lương, phúc lợi và công việc của người lao động. Giải pháp cuối cùng có thể tính đến là tạm thời cho người lao động nghỉ ở nhà trong vài tháng không hưởng lương.

Việc cắt giảm lương thưởng áp dụng với cấp lãnh đạo, cấp quản lí trước sau đó mới đến các vị trí thấp hơn. Ban lãnh đạo cùng chia sẻ khó khăn, thử thách với nhân viên thì người lao động sẽ cảm nhận và đồng hành cùng doanh nghiệp.

Khi tiến hành chính sách cắt giảm lương cần được thực hiện minh bạch, công bằng, bắt đầu từ việc cắt lương của ban lãnh đạo. Với kịch bản xấu nhất là đóng cửa doanh nghiệp cũng cần có ngân sách để giải quyết các chi phí có liên quan.

Đối với việc cắt giảm nhóm nhân viên đã hết hạn hợp đồng thì cũng cần có hoạt động truyền thông khéo léo, mang tính chia sẻ với họ. Hoạt động truyền thông, dựa trên sự thấu hiểu, sự trăn trở của người lãnh đạo sẽ là đòn bẩy để kết nối nhân viên với tổ chức, doanh nghiệp. Ví dụ, trong giai đoạn khó khăn không thể giữ người nhưng trong tương lai, nếu tình hình doanh nghiệp được cải thiện, có thể mời họ làm việc trở lại.

Bà Tiêu Yến Trinh lấy ví dụ một số công ty du lịch đang tạo cơ hội cho người lao động cung cấp dịch vụ bán bảo hiểm, phân phối khẩu trang... để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn một cách linh hoạt hết mức có thể. Điều quan trọng là doanh nghiệp đánh giá đúng kỹ năng của nhân viên mình và tạo kết nối cho các chuỗi giá trị.

Trong hoạt động truyền thông nội bộ về công tác nhân sự, trước hết, người lãnh đạo cần có một kịch bản. Sau khi truyền thông kịch bản sẽ tiếp thu ý kiến phản hồi. Việc này cần được tiến hành một cách khoa học và nghệ thuật. Nếu thực hiện tốt, ban lãnh đạo sẽ nhận được sự đồng thuận cao từ nhân viên và sẽ có cách thức thương thảo hợp tình hợp lý đối với những lao động bị cắt giảm.

Kịch bản nhân sự trong và hậu mùa dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Buổi tọa đàm trực tuyến mang tên “Giải pháp quản lí nhân sự trong mùa dịch (Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Bên cạnh đó, luật sư Trần Ngọc Thích cho rằng trước những khó khăn do COVID-19 gây ra cho nền kinh tế, Chính phủ và các địa phương cũng có các chính sách kịp thời về hỗ trợ người lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn không thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, thì có những hướng dẫn khi người lao động bị buộc phải ngừng việc.

Theo luật sư Trần Ngọc Thích, về bảo hiểm xã hội của người lao động, theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH, sẽ điều chỉnh trên mức lương ngừng việc, lúc đó doanh nghiệp tiến hành các thủ tục theo qui định.

Chính phủ đã nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn, một trong những dẫn chứng là Nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Thu Hoài

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.