|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Lãnh đạo Viglacera đồng loạt bán cổ phiếu công ty

19:33 | 17/03/2021
Chia sẻ
Trong khoảng thời gian từ ngày 8/2 đến ngày 12/3, tổng số lượng cổ phiếu bán ra của các thành viên ban lãnh đạo Viglacera đạt gần 1 triệu đơn vị.

Theo tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE), lãnh đạo của Tổng Công ty Viglacera - CTCP (Mã: VGC) vừa hoàn tất bán ra cổ phiếu của công ty.

Cụ thể, ông Hoàng Kim Bồng, Phó Tổng Giám đốc Viglacera vừa bán toàn bộ 74.000 cổ phiếu VGC trong khoảng thời gian từ ngày 3/3 đến ngày 12/3. Sau giao dịch, ông Bồng không sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của Viglacera.

Tương tự, ông Trần Ngọc Anh, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Viglacera cũng bán xong 510.900 cổ phiếu VGC để giảm sở hữu về 0 cổ phiếu. Giao dịch được thực hiện từ 5/3 đến 11/3.

Ngoài ra, ông Luyện Công Minh, Phó chủ tịch HĐQT tại Viglacera cũng vừa hoàn tất bán ra 409.100 cổ phiếu VGC, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại công ty từ 0,11% xuống còn 0,02% vốn điều lệ. Giao dịch được thực hiện từ ngày 8/2 đến ngày 8/3.

Trong khi đó, Tổng Công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex – Mã: GEX) vừa đăng ký mua 22,5 triệu cổ phần VGC từ ngày 8/3 đến ngày 6/4 qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Trước giao dịch, Gelex sở hữu 119,44 triệu đơn vị VGC, tương đương 26,64% vốn điều lệ của Viglacera. Nếu mua hết đúng như đăng ký, Gelex sẽ nắm giữ 31,65% vốn của Viglacera. Ngoài ra, Công ty cổ phần Thiết bị Điện Gelex – một công ty con của Tổng Công ty Gelex - đang sở hữu 19,43% tại Viglacera.

Như vậy, nhóm Gelex dự kiến sẽ kiểm soát trên 51% vốn của Viglacera nếu giao dịch thành công

Lãnh đạo Viglacera bán  - Ảnh 1.

Diễn biến giá cổ phiếu VGC trong khoảng nửa năm trở lại đây. (Nguồn: VNDirect).

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VGC đang giao dịch quanh vùng giá 34.100 đồng/cp, tương ứng tăng 27% so với thời điểm đầu năm.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.