|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Làn sóng ông lớn bán lẻ Hàn Quốc đổ xô sang Việt Nam, từ giai điệu Kpop trên đường phố đến xếp hàng ăn mì ramen

20:00 | 17/12/2019
Chia sẻ
Tại cửa hàng tiện lợi GS25 ở quận Đa Kao TP HCM, đi qua lúc nào cũng nghe thấy giai điệu của những bài hát Kpop Hàn Quốc và khung cảnh nhân viên trẻ rảo bước chọn đồ ăn nhẹ và văn phòng phẩm. Tại đó, mì ramen cay và bánh qui ngọt xếp hàng dài trên kệ giống như những cửa hàng ở Seoul.
taka

Nguồn: Nikkei Asian Review

Vì sao người Hàn yêu thích Việt Nam?

Các nhà sản xuất Hàn Quốc như Samsung Electronics và LG Electronics đến Việt Nam từ nhiều thập kỉ trước vì bị thu hút bởi chi phí lao động rẻ và dân số tăng nhanh tại Việt Nam.

Giờ đây, khi tiền lương của Việt Nam tăng lên và điều kiện thị trường tại quê nhà trở nên xấu đi, các nhà bán lẻ của Hàn Quốc cũng "cuốn gói" theo chân những nhà sản xuất - nhưng họ cũng phát hiện ra Việt Nam đã là một thị trường đông đúc và phải cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu địa phương và các đối thủ Nhật Bản.

Lotte Shopping, công ty con của Tập đoàn Lotte ở Hàn Quốc, đã mở đường cho xu hướng ny, trở thành nhà bán lẻ đầu tiên của Hàn Quốc vào Việt Nam trong năm 2008. 

Hiện tại, họ đang điều hành 14 siêu thị Lotte Mart trên cả nước và một cửa hàng bách hóa ở Hà Nội.

Nối tiếp Lotte là E-Mart, một trong những nhà bán lẻ lớn nhất của Hàn Quốc, đã khai trương cửa hàng siêu thị đầu tiên tại TP HCM vào tháng 12/2015. 

Vui mừng vì thành công của cửa hàng đầu tiên ở quận Gò Vấp, E-Mart đang lên kế hoạch thành lập một cửa hàng khác tại TP HCM vào năm tới.

"Cửa hàng đầu tiên của E-Mart Việt Nam đang duy trì xu hướng tăng trưởng cao kể từ khi ra mắt vì chúng tôi tỏ ra khác biệt với các sản phẩm khác bằng cách cung cấp một loạt các sản phẩm của Hàn Quốc", công ty cho biết trong báo cáo quý III/2019 được phát hành vào tháng trước. 

"Chúng tôi đang chuẩn bị mở cửa hàng thứ hai tại TP HCM vào năm tới", Kim Bo-bae, phát ngôn viên của công ty, cho biết.

Trong khi đó, GS Retail đã thành lập một liên doanh với Tập đoàn Sơn Kim của Việt Nam, thông qua đó họ điều hành 54 cửa hàng tiện lợi trong nước dưới thương hiệu GS25.

Nhà bán lẻ ngoại ồ ạt đổ xô vào Việt Nam khi các ông lớn bán hàng trực tuyến đã giành lấy thị phần của các nhà bán lẻ ở Hàn Quốc.

E-Mart và Lotte Shopping có thể phải đối mặt với rủi ro tín dụng tiêu cực nhất vào năm tới khi họ chật vật chống lại những thách thức từ công ty thương mại điện tử Coupang, vốn có sự hậu thuẫn của SoftBank, và công ty dịch vụ giao đồ ăn Market Curly, theo cơ quan xếp hạng tín dụng NICE.

"Khi các công ty bán hàng trực tuyến đang mở rộng ảnh hưởng, tăng trưởng của các nhà bán lẻ tại cửa hàng đã chậm lại trong năm 2019", Ahn Young-bok, Giám đốc tại NICE, cho biết. 

"Các nhà bán lẻ tại cửa hàng sẽ chứng kiến tăng trưởng lợi nhuận bị hạn chế trong năm 2020 khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về giá, chi phí tiếp thị và chi phí giao hàng tăng cao."

Càng làm cho cho vấn đề tồi tệ hơn là nhu cầu về hàng hóa bán lẻ tại cửa hàng đang giảm dần khi dân số Hàn Quốc già đi và chuyển sang các hộ gia đình chỉ có một người, họ có xu hướng thích mua sắm trực tuyến hơn là lái xe đến các cửa hàng giảm giá trực tiếp.

Theo số liệu của chính phủ, tổng doanh số của các nhà bán lẻ tại cửa hàng giảm xuống 16,7 nghìn tỉ won (tương đương 14,2 tỉ USD) trong quí III/2019, giảm 100 tỉ won so với quí trước. Trong khi đó, doanh số của các nhà bán lẻ trực tuyến đã tăng 300 tỉ won lên 8.100 tỉ won.

Cơ hội hấp dẫn cùng sự cạnh tranh gay gắt

Việt Nam mang đến cơ hội phát triển mà các nhà bán lẻ Hàn Quốc đang bỏ lỡ tại quê nhà. Trong giai đoạn năm 2013-2018, ngành bán lẻ tại Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 10,97%, theo Deloitte. Tổng doanh thu bán lẻ dự kiến đạt 180 tỉ USD vào năm 2020, tương đương mức tăng 26,6% từ năm 2018.

Tuy nhiên, những cơ hội hấp dẫn lúc nào cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các thương hiệu địa phương mà cả các nhà bán lẻ Nhật Bản, những người đã đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong thời gian gần đây. 

Nhà bán lẻ về thời trang Uniqlo đã mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam trong tháng này, thu hút rất nhiều người mua sắm trong ngày khai trương.

"Mặc dù ngành bán lẻ của Việt Nam có tiềm năng phát triển to lớn, nhưng mức độ cạnh tranh rất khốc liệt", ông Nguyễn Vũ Đức, lãnh đạo ngành tiêu dùng tại Deloitte Việt Nam, cho biết. 

"Ở các dạng bán lẻ khác nhau chúng tôi đang chứng kiến các đại gia bán lẻ trong và ngoài nước tham gia vào một cuộc chiến giành quyền thống trị trong lúc họ phải thực hiện các chiến lược mở rộng mạnh mẽ".

Thị hiếu thay đổi có thể là một yếu tố chính trong trận chiến đó.

Chị Trang Hà làm việc cho một công ty Hàn Quốc tại TP HCM. Khi ở độ tuổi đôi mươi, Lotte Mart ở quận 7 - một trong những nơi đầu tiên trong thành phố - là nơi yêu thích của cô và bạn bè để gặp gỡ và đi mua sắm. 

Vào thời điểm đó, Lotte Mart mang đến trải nghiệm mua sắm mới mẻ và thuận tiện nhất cho người tiêu dùng Việt Nam. Sự phổ biến của các chương trình truyền hình Hàn Quốc và K-pop cũng khuyến khích họ tìm kiếm các mặt hàng liên quan đến Hàn Quốc - nhưng đó là thời điểm 5 hoặc 6 năm trước.

Khi ngày càng nhiều nhà bán lẻ nội và ngoại mở các cửa hàng trên toàn thành phố, cuộc đua thu hút người tiêu dùng đang trở nên khốc liệt hơn rất nhiều.

Trang cho biết Aeon và Takashimaya của Nhật Bản ngày càng là địa điểm yêu thích của cô và các bạn.

"Các nhà bán lẻ Nhật Bản đang thu hút nhiều người tiêu dùng địa phương hơn nhờ cung cấp dịch vụ tốt hơn và có nhiều đồ trang trí bắt mắt hơn cho các lễ hội hoặc các dịp lễ khác nhau", cô nói.

Và mặc dù đánh giá cao các cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản và Hàn Quốc về dịch vụ và lựa chọn, nhưng xét về mua sắm thì cô sẽ đi cửa hàng nào mà cô cảm thấy thuận tiện nhất.

Các ông lớn bán lẻ địa phương cũng sở hữu lợi thế về quy mô. Vingroup, gia nhập thị trường bán lẻ trong năm 2004, đã có 122 siêu thị và hơn 2.500 cửa hàng tiện lợi trên cả nước.

Vào tháng 12, Vingroup tuyên bố sẽ sáp nhập các hoạt động bán lẻ với các hoạt động sản xuất hàng tiêu dùng của Masan Group để tạo ra công ty bán lẻ lớn nhất của Việt Nam.

Screen Shot 2019-12-17 at 5

Nguồn: Nikkei. Minh Tuấn việt hóa

Các trung tâm thương mại – vốn kết hợp mua sắm và các lựa chọn giải trí khác nhau – là lĩnh vực cạnh tranh đặc biệt khốc liệt giữa các công ty nội và ngoại, theo Deloitte, với tổng số 200 trung tâm thương mại trên cả nước.

Vingroup chiếm 60% thị trường trung tâm thương mại theo diện tích sàn tại Hà Nội và TP HCM, kế đó là Aeon và Lotte.

Khi cuộc ganh đua trong phân khúc này trở nên căng thẳng hơn ở Hà Nội và TP HCM, thương hiệu nội Saigon Co.op đang nhắm đến các tỉnh phía tây nam, nơi các cơ sở giải trí chất lượng vẫn còn rất thưa thớt.

Minh Tuấn