|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lạm phát tăng, làm sao để giảm áp lực chi tiêu mua sắm hàng ngày?

09:09 | 12/03/2022
Chia sẻ
Lạm phát đang đẩy giá cả lên ở khắp mọi nơi, từ kệ hàng tạp hóa cho đến cửa hàng xăng dầu và mọi người đều phải đối mặt với áp lực giảm chi tiêu khi đồng tiền giảm giá trị.

Một bài đăng trên CNBC cho rằng, lạm phát tăng cao ở Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới thậm chí đã khiến mọi người có xu hướng cảm thấy áp lực, giảm đi niềm vui khi mua sắm bán lẻ. 

Nói cách khác, nghiên cứu từ Trường Kinh doanh Fuqua của Đại học Duke ở Mỹ chỉ ra rằng khi căng thẳng tài chính gia tăng như hiện nay, rất nhiều người mua cảm thấy hối hận vì các quyết định chi tiêu, mua sắm của mình.

Cảm giác hối hận khi chi tiêu vì áp lực lạm phát tăng cao

Ông Gavan Fitzsimons, giáo sư tiếp thị và tâm lý học tại Trường Kinh doanh Fuqua của Duke cho rằng: "Rất nhiều người trong chúng ta có cảm giác như có thể đồng tiền của mình không còn giá trị như trước nữa".

Làm sao để đối phó với áp lực giảm chi tiêu mua sắm khi lạm phát tăng? - Ảnh 1.

Lạm phát khiến chúng ta lo lắng nhiều hơn về những khoản chi tiêu. (Nguồn: CNBC).

Nhóm nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cảm thấy nguồn tài chính của mình có hạn và bạn mua một thứ gì đó - chẳng hạn như một chiếc TV mới cho gia đình mình. Liệu rằng, bạn có hạnh phúc hơn khi có thể thưởng thức hình ảnh và âm thanh sống động của chiếc TV mới hay bạn kém hạnh phúc hơn vì áp lực tài chính khiến bạn căng thẳng hơn?

"Những gì chúng tôi nhận thấy là, ở mức độ bạn cảm thấy bị ràng buộc hơn về mặt tài chính và mua hàng, bạn thực sự không hài lòng với việc mua hàng đó. Cảm giác hối hận còn nhiều hơn so với mức độ bạn hài lòng", giáo sư Fitzsimons nhận định. Nghiên cứu có sự tham gia của hơn 25.000 người tiêu dùng, bao gồm cả những người có thu nhập cao và thu nhập thấp.

Kết quả cho thấy những cảm xúc hối hận đó được thể hiện ngay cả trong các bài đánh giá trực tuyến (review) do khách hàng viết. Theo đó, những người tiêu dùng sống trong các khu vực gặp khó khăn về tài chính có nhiều khả năng để lại đánh giá tiêu cực khi họ đến các chuỗi nhà hàng lớn. Một lý do giải thích cho sự bất mãn trong cảm xúc mua hàng là do căng thẳng tài chính khiến mọi người có nhiều khả năng nghĩ đến những cách mà lẽ ra họ có thể tiêu tiền của mình.

Chẳng hạn, nếu bạn mua một máy xay sinh tố mới cho nhà bếp của mình, rất có thể sau đó bạn sẽ nghĩ đáng ra mình nên để tiền để mua chiếc lò nướng bánh mì cần thiết hơn. Giáo sư Fitzsimons nói: "Chi phí cơ hội đó, thứ mà tôi lẽ ra có thể làm với tiền của tôi đang đè nặng lên tôi. Bởi vì điều đó đè nặng lên tôi, tôi bớt hạnh phúc với quyết định mua sắm này – là tâm lý chung của khác hàng".

Làm sao để vượt qua áp lực chi tiêu trong thời kỳ lạm phát?

"Một điều chúng ta biết chắc mình có thể làm được là hãy lập kết hoạch, Fitzsimons nói. Bằng cách suy nghĩ thấu đáo mức tiêu dùng của mình, bạn có thể đảm bảo việc mua hàng là hàng tốt và cách sử dụng đồng tiền tiền hợp lý trong chi tiêu.

Làm sao để đối phó với áp lực giảm chi tiêu mua sắm khi lạm phát tăng? - Ảnh 2.

Bạn có thể vượt qua áp lực lạm phát, chi tiêu thoải mái hơn nếu có kế hoạch và thúc đẩy tăng thu nhập. (Nguồn: Getty Image)

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng chìa khóa của tài chính cá nhân, quản lý chi tiêu hợp lý và giúp bạn yên tâm là tăng thu nhập, gia tăng đáng kể lượng tiền bạn có trong tay. Nghiên cứu thực địa trên gần 600 khách hàng của ngân hàng Vương quốc Anh cho thấy những người có tài sản lưu động cao hơn có quan điểm tích cực hơn về tình trạng tài chính của họ và từ đó, họ hài lòng hơn trong cuộc sống.

Nói chung, tổng số tiền mặt bạn có không quan trọng. Ông Gary Zimmerman, Giám đốc điều hành của MaxMyInterest - một công ty giúp các nhà đầu tư tiếp cận với lãi suất cao hơn bằng cách đầu tư tiền mặt nói. Ông cho rằng thay vì lo lắng làm sao để chi tiêu tiết kiệm hoặc dùng tiền đúng lúc đúng chỗ thì khi bạn sở hữu số tài sản càng lớn, bạn sẽ càng hạnh phúc.

"Đó là do tâm lý đệm trong tâm trí bạn", Zimmerman nói. "Biết nếu tất cả những thứ khác đều bằng 0, ít nhất tôi có thể trả tiền thuê nhà, tiền thế chấp của tôi hoặc việc học của con tôi, bất kể những thứ quan trọng nhất đối với bạn là gì thì bạn vẫn có năng lực chi trả và phân bổ tiền hợp lý cho chi tiêu".

Thu Phương