Lạm phát cả năm 2017 chỉ tăng 3% nếu giá dịch vụ công không điều chỉnh đột biến
Về diễn biến lạm phát tháng 9/2017, CPI tháng 9/2017 tăng 0,59% so với tháng trước, tăng 1,83% so với đầu năm và tăng 3,4% so với cùng kỳ.
Lạm phát tổng thể, lạm phát cơ bản T1/2016-T9/2017 (Nguồn TCTK) |
Tính toán cho thấy CPI 9 tháng đầu năm 2017 tăng chủ yếu do: giá dịch vụ y tế và giáo dục tăng 58,1% và 8,65% so với cùng kỳ năm 2016 (góp phần làm CPI tổng thể tăng 2,25 điểm % và 0,45 điểm %); giá xăng tăng khiến nhóm giao thông tăng 6,69% (góp phần làm CPI tổng thể tăng 0,63 điểm %); và nhóm nhà ở, điện nước vật liệu xây dựng tăng 4,85% (làm CPI tổng thể tăng 0,76%).
Tuy nhiên, nhóm thực phẩm giảm 2,92% so với cùng kỳ năm 2016, góp phần làm CPI tổng thể giảm 0,66 điểm %.
Như vậy, nếu không tính tăng giá dịch vụ công, lạm phát tháng 9/2017 chỉ tăng khoảng 0,7% so với cùng kỳ và tăng 0,3% so với đầu năm. Lạm phát cơ bản 9 tháng đầu năm tiếp tục được duy trì ổn định ở mức 1,32%.
Đóng góp tăng lạm phát từ các ngành hàng (Nguồn TCTK) |
Theo UBGSTCQG, lạm phát đang có xu hướng ổn định do giá hàng hoá lương thực, thực phẩm ít có khả năng biến động. Trong trường hợp không có sự đột biến về điều chỉnh giá dịch vụ công trong những tháng cuối năm thì lạm phát 2017 chỉ tăng khoảng 3% so với cùng kỳ.
Trường hợp nếu giá dịch vụ công điều chỉnh tăng thêm 25% sẽ làm lạm phát tăng thêm khoảng 1 điểm %.
Bên cạnh đó, nếu tỷ giá USD/VNĐ tăng 1% sẽ làm lạm phát tăng thêm khoảng 0,17 điểm %; còn nếu giá điện tăng 8-10% sẽ làm lạm phát tăng 0,3-0,4 điểm %.
CPI tháng 9 tăng 0,08% do lộ trình tăng học phí
CPI cơ bản tháng 9/2017 tăng 0,08% so với tháng trước và tăng 1,32% so với cùng kỳ năm trước. Ttrong đó nhóm giáo dục ... |