|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

'Làm cáp treo vào hang Én thực chất không khác gì làm cáp treo vào hang Sơn Đoòng'

13:37 | 02/02/2018
Chia sẻ
Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, không có chuyện tỉnh đang làm cáp treo vào Sơn Đoòng, và chủ trương được Thủ tướng duyệt là làm cáp treo vào hang Én. Vậy việc làm cáp treo vào hang Én và vào Sơn Đoòng về bản chất và tác động tới di sản, môi trường có khác nhau?
cap treo se vao den hang en nhung chua co phuong an di chuyen khac vao son doong ngoai di bo Kiến nghị dừng Dự án cáp treo vào vùng lõi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
cap treo se vao den hang en nhung chua co phuong an di chuyen khac vao son doong ngoai di bo Cẩn trọng khi làm cáp treo vào Phong Nha

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về thông tin tỉnh Quảng Bình đang làm cáp treo vào Sơn Đoòng – hang động đặc biệt thuộc quần thể di sản Phong Nha – Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình). Tuy nhiên trao đổi với báo chí, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình khẳng định không có chuyện tỉnh đang làm cáp treo vào Sơn Đoòng, và chủ trương đã được Thủ tướng đồng ý là làm cáp treo vào Hang Én chứ không phải vào Sơn Đoòng.

Nhiều người lo ngại và đặt câu hỏi, từ đỉnh cáp treo hang Én có đường vào Sơn Đoòng để khai thác du lịch hay không. Và việc làm cáp treo vào đến Hang Én hay vào Sơn Đoòng liệu có khác nhau về bản chất và mức độ ảnh hưởng, tác động khác nhau như thế nào bởi cả Hang Én và Sơn Đoòng đều thuộc vùng lõi của di sản Phong Nha – Kẻ Bàng?

cap treo se vao den hang en nhung chua co phuong an di chuyen khac vao son doong ngoai di bo
Theo Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình, hiện vẫn chưa có bất cứ kết quả khảo sát, nghiên cứu hay phương án cụ thể của tổ chức, cá nhân nào, những thông tin về việc đang làm cáp treo đều là tin đồn mà thôi. (Ảnh minh họa)

Trao đổi với phóng viên, ông Hồ An Phong, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình khẳng định, mặc dù Thủ tướng đã đồng ý chủ trương làm cáp treo vào hang Én nhưng hiện vẫn chưa có bất cứ kết quả khảo sát, nghiên cứu hay phương án cụ thể của tổ chức, cá nhân nào. Những thông tin về việc đang làm cáp treo đều là tin đồn mà thôi.

cap treo se vao den hang en nhung chua co phuong an di chuyen khac vao son doong ngoai di bo
Ông Hồ An Phong, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình.

Ông Phong cho biết: “Sơn Đoòng đang được tỉnh Quảng Bình chọn làm biểu tượng di sản và mang nhiều nét đặc trưng nên chắc chắn sẽ không đưa vào khai thác đại trà hay làm cáp treo vào hang động này. Hiện từ Hang Én vào Sơn Đoòng cách khoảng 3,5 km và chỉ có một cách di chuyển duy nhất là đi bộ”.

Mới đây khi trả lời Tuổi Trẻ, GS. TS. Tạ Hòa Phương, Chủ tịch Hội Cổ sinh – địa tầng Việt Nam nêu quan điểm, việc làm cáp treo vào Hang Én thực chất không khác gì làm cáp treo vào đến Sơn Đoòng. Theo ông, đã có nhiều người vào Hang Én thì chắc chắn sẽ tràn vào Sơn Đoòng gây ảnh hưởng môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và nhiều thứ khác bởi Hang Én chính là cửa ngõ Sơn Đoòng. GS. Phương từng có văn bản đề nghị dừng dự án cáp treo vào vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tháng 9/2017.

Còn ông Hồ An Phong từ chối đưa ra bình luận khi được phóng viên đặt câu hỏi này, bởi theo ông vẫn chưa có bất cứ kết quả nghiên cứu, phương án đề xuất hay quyết định nào liên quan đến chuyện làm cáp treo được đưa ra để làm cơ sở đánh giá.

Tuy nhiên, vị này cho rằng việc nghiên cứu khoa học và thực tiễn phục vụ cho ý tưởng làm cáp treo là hết sức bình thường, làm được hay không còn phải trình ủy ban tỉnh, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, UNESCO,Thủ tướng nữa. Phương án đề xuất phải nêu rõ: cáp treo đi như thế nào, từ đâu đến đâu, độ cao bao nhiêu, có tổn hại đến gốc di sản hay gốc cây ngọn cỏ nào không?...

“Phải có kết quả nghiên cứu cụ thể thì chúng ta mới có cơ sở để ủng hộ hay phản đối. Nếu có doanh nghiệp, cá nhân bỏ công khảo sát thì chúng ta nên tôn trọng. Công luận đừng nên vội vàng phải đối nghiên cứu này bởi thực tế nhiều Vườn Quốc gia lớn trên thế giới đều làm cáp treo (ví dụ Vườn Quốc gia ở Malayssia)”, ông Phong nói.

Trong phần trao đổi với PV, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cũng thông tin thêm, ngoài ý kiến các bên thì tỉnh còn phải lấy ý kiến người dân để làm sao khai thác di sản bền vững. "Hơn ai hết, tỉnh Quảng Bình chính là chủ nhân của di sản nên càng lo lắng, có trách nhiệm và thận trọng hơn khi khai thác di sản Phong Nha – Kẻ Bàng", ông Phong nói.

Cũng theo ông Phong, hiện tại, tỉnh Quảng Bình vẫn chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của di sản Phong Nha – Kẻ Bàng. "Hiện trạng ấy khiến tôi liên tưởng từng đọc bài báo có tựa ‘Quầng tối chân đèn’ nói về một làng nằm ngay chân thủy điện Hòa Bình nhưng vẫn phải thắp đèn dầu để dùng… Tỉnh Quảng Bình trăn trở về việc khai thác không cẩn thận có thể phá vỡ di sản, nhưng cũng lo về việc người dân còn nghèo khó, trong khi người dân có quyền khá giả lên nhờ di sản…”, lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết.

Đồng quan điểm, GS.TS. Đặng Đình Đào, một người con của đất Quảng Bình, cũng thể hiện sự đồng tình với việc làm cáp treo vào vùng di sản Phong Nha – Kẻ Bàng. Trao đổi với phóng viên, ông cho rằng thực tế việc làm cáp treo tại các điểm du lịch nổi tiếng cũng khá phổ biến. Cáp treo chỉ cần đi đưa du khách qua những điểm nghẽn khó đi mà thôi. Như chủ trương hiện nay, cáp treo sẽ vào đến Hang Én, rồi du khách tự mình đi bộ và trải nghiệm trên đường vào hang Sơn Đoòng và thăm thú các hang động khác là một cách làm hợp lý.

cap treo se vao den hang en nhung chua co phuong an di chuyen khac vao son doong ngoai di bo
GS.TS. Đặng Đình Đào.

GS cũng nói thêm: “Du lịch bao giờ cũng có mặt trái, gọi là “logistics ngược”, lo ngại việc làm cáp treo ảnh hưởng đến môi trường của chuyên gia và người dân là đúng. Tuy nhiên, quan trọng là cách làm chứ không phải vị trí đặt điểm đến của cáp treo là Hang Én hay Sơn Đoòng, việc chọn vị trí này đã có đội ngũ cán bộ kỹ thuật tính toán và lựa chọn”.

Ngoài vấn đề làm cáp treo, GS. Đào bày tỏ trăn trở thêm nhiều vấn đề khác đang “cản bước” du lịch Quảng Bình. Đó là hệ thống kết nối giao thông trong tỉnh nói chung và đến Phong Nha nói riêng còn yếu. Chính nhiều người dân Quảng Bình cũng chưa từng được đến thăm Phong Nha – Kẻ Bàng bởi tại đây “đi 60 – 70 km cũng mất cả ngày. Chưa kể, hoạt động dịch vụ đi kèm phục vụ du khách quanh vùng di sản cũng chưa phát triển xứng tầm, không “giữ chân” được du khách, khách du lịch thường chỉ đến Phong Nha và rời đi ngay trong ngày.

“Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng đã có từ rất lâu rồi nhưng cứ mãi phát triển ì ạch, nguyên nhân là do tỉnh Quảng Bình làm du lịch không hiệu quả bằng các địa phương khác, đơn cử như Ninh Bình ở phía Bắc, hay Đà Nẵng, Quảng Nam ở miền Trung”, GS. Đào nhận định.

cap treo se vao den hang en nhung chua co phuong an di chuyen khac vao son doong ngoai di bo FLC khẳng định thông tin Tập đoàn đang triển khai dự án cáp treo ở Sơn Đoòng là giả mạo
cap treo se vao den hang en nhung chua co phuong an di chuyen khac vao son doong ngoai di bo Không có chuyện FLC khảo sát làm cáp treo ở Sơn Đoòng

FLC phủ nhận liên quan đến việc đang làm cáp treo vào Sơn Đoòng

Mới đây, dư luận xôn xao về thông tin Tập đoàn FLC đang âm thầm khảo sát làm cáp treo vào hang Sơn Đoòng, sau đó CTCP Tập đoàn FLC (mã: FLC) đã phát đi thông cáo chính thức phủ nhận thông tin này.

Cụ thể, gần đây một số trang tin giải mạo trên mạng xã hội lan truyền những nội dung sai sự thật rằng tỉnh Quảng Bình và Tập đoàn FLC đang “âm thầm triển khai dự án cáp treo” đến gần hang Sơn Đoòng, bôi nhọ chính quyền tỉnh và Tập đoàn FLC.

Doanh nghiệp khẳng định, từ trước đến nay FLC hoàn toàn không có bất cứ hoạt động khảo sát nào liên quan đến hang Sơn Đoòng hay khu vực xung quanh. Việc khảo sát liên quan đến ý tưởng làm cáp treo tại khu vực quanh hang Sơn Đoòng theo lời mời của tỉnh Quảng Bình trước đây chỉ diễn ra trong vài ngày và đã kết thúc từ tháng 5/2017.

Theo quan điểm của Tập đoàn, việc khai thác du lịch xung quanh hang Sơn Đoòng cần bảo đảm môi trường sinh thái, an ninh quốc gia phải được đặt trên các yếu tố khai thác du lịch đơn thuần. Bất cứ ý tưởng khai thác du lịch nào xung quanh hang Sơn Đoòng sẽ chỉ được Tập đoàn cân nhắc khi Chính phủ và chính quyền địa phương thông qua, các ban ngành chức năng phê duyệt...

Đoàn khảo sát của FLC từng báo cáo phương án xây dựng cáp treo vào Hang Én với tỉnh Quảng Bình. Theo đó, tuyến cáp treo này sẽ dài khoảng 5,1 km (kéo dài từ Km37 đường Hồ Chí Minh nhánh Đông vào đến hang Én). Từ Hang Én vào Sơn Đoòng còn cách khoảng 3,5 km nữa. Chủ trương làm cáp treo vào đến Hang Én đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Bình hồi tháng 8/2017 với điều kiện không làm ảnh hưởng đến di sản và có tham khảo ý kiến của UNESCO. Hầu hết các lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đều khẳng định, Sơn Đoòng là di sản đặc biệt, không phù hợp với kiểu làm du lịch đại trà nên không có chuyện làm cáp treo vào đến tận hang Sơn Đoòng.

N.Lê