'Lãi suất trung hạn cao, doanh nghiệp bất động sản không muốn vay, không dám vay'
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có 4 lần hạ lãi suất điều hành kể từ đầu năm để hỗ trợ nền kinh tế, thông qua việc tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng.
Tính đến nay, mức giảm lãi suất trung bình giảm tại các ngân hàng thương mại dao động 1,5-2 điểm % tùy từng loại. Đồng thời, nhiều ngân hàng đã áp dụng những khoản vay ưu tiên, ưu đãi.
- TIN LIÊN QUAN
-
Chủ tịch Bất động sản An Gia: Hơn 20 năm làm bất động sản, tôi chưa thấy thời điểm nào khó như thời điểm này 25/05/2023 - 16:24
-
Lãi suất cho vay mua nhà vẫn cao 02/08/2023 - 08:49
Đối với lĩnh vực bất động sản, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN, cho biết quan điểm của NHNN là bám sát các chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ, hướng đến việc hỗ trợ cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững theo hướng phục vụ đa số người dân, đặc biệt là người có nhu cầu nhà ở thực, hạn chế tình trạng đầu cơ, thổi giá, trục lợi.
Chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33 và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản diễn ra vào chiều ngày 3/8, Phó Thống đốc nhấn mạnhNHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng ưu tiên cấp tín dụng cho các dự án có hiệu quả, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư; hướng tín dụng vào đáp ứng các nhu cầu thiết thực của người dân về nhà ở.
Đồng thời, NHNN sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng hoặc nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan đến cổ đông của tổ chức tín dụng,...
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Tự Minh, Chủ tịch CTCP Đầu tư IMG, bày tỏ và gửi lời cảm ơn đến NHNN đã có những biện pháp kịp thời để bình ổn thị trường bất động sản. Tuy nhiên, ông cho rằng đã đến lúc giảm lãi suất trung hạn xuống 10%, việc tăng lãi suất nên có thời hạn và có định lượng.
"Các nước phát triển áp dụng lãi suất trung hạn 3-5%. Lãi suất trung hạn cao, các doanh nghiệp không muốn vay, không dám vay và khách hàng dồn tiền cho lĩnh vực khác thay vì bất động sản. Do vậy, NHNN nên xem xét hạ lãi suất trung hạn xoay quanh 8,5% như hai năm trước đây để Việt Nam tiếp tục là một con rồng của châu Á", Chủ tịch CTCP Đầu tư IMG kiến nghị.
Ngoài ra, đại diện IMG cho rằng cần có biện pháp không cho hoặc hạn chế các doanh nghiệp bất động sản tham gia ngân hàng và ngược lại vì các doanh nghiệp tham gia cả hai lĩnh vực này huy động vốn xã hội chủ yếu cho chính doanh nghiệp mình và ít có tác dụng với xã hội.
Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh, chia sẻ: "Hiện nay, chủ đầu tư chỉ được tiếp cận vốn vay ngân hàng khi đã hoàn tất thủ tục đất đai và thủ tục xây dựng dự án theo quy định. Do tình trạng tắc nghẽn pháp lý nên những quy định về tiếp cận vốn sẽ tạo khó khăn cho doanh nghiệp khi tiếp cận vốn vay ngân hàng để thực hiện dự án".
Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh kiến nghị trong ngắn hạn, ngân hàng cần điều chỉnh điều kiện cho vay linh hoạt theo từng giai đoạn như dự án có chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thể được phép tiếp cận vốn vay. Những vấn đề này giúp doanh nghiệp, ngân hàng, người tiêu dùng luân chuyển dòng tiền, tạo thành khoản... tạo ra công ăn việc làm, tăng chi tiêu của người dân.
- TIN LIÊN QUAN
-
Chủ tịch Sun Group: Tôi đến Phan Thiết cuối tuần, hầu hết khách sạn kín chỗ, đây là tín hiệu vui cho bất động sản nghỉ dưỡng 03/08/2023 - 17:46
-
Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh kiến nghị ngân hàng điều chỉnh điều kiện cho vay bất động sản linh hoạt theo từng giai đoạn 03/08/2023 - 16:45
-
Chủ tịch Bùi Thành Nhơn: Nghị quyết 33 như một nguồn oxy quý báu đúng thời điểm, các dự án của Novaland cơ bản đã có hướng giải quyết cụ thể 03/08/2023 - 16:21
Riêng đối với phân khúc nhà ở xã hội, nhiều ý kiến chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp kiến nghị cần có chính sách, cơ chế ưu đãi đủ mạnh, đủ hấp dẫn các chủ đầu tư tham gia, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ cho người có nhu cầu nhà ở thực sự.
Ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho biết hiện các chủ đầu tư đang vay với lãi suất 8,7%/năm và lãi suất dành cho người mua nhà ở xã hội là 8,2%/năm.
"Mức lãi suất này rất cao và chúng tôi kiến nghị chủ đầu tư được vay ở mức dưới mức 6%/năm, người mua nhà được vay với lãi suất dưới 4,5%/năm. Về lợi nhuận định mức, các doanh nghiệp cũng kiến nghị nên quy định ở mức trên 10%, thay vì dưới 10% như hiện nay", ông Khôi kiến nghị.
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV và Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, đánh giá thị trường bất động sản đang dần phục hồi từ tháng 5/2023 đến nay và có thể nóithị trường đã qua giai đoạn khó khăn nhất, bao gồm về tài chính, nhất là TPDN đáo hạn; về giao dịch; về tháo gỡ các vướng mắc chính đối với các dự án,... Tuy nhiên, sự phục hồi của thị trường vẫn còn chậm và nhiều vấn đề tồn tại, trong đó sức cầu hiện nay đang rất yếu, nhất là vấn đề vay để mua nhà, sửa nhà, bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng,…
Chuyên gia cho rằng cần tiếp tục giảm lãi suất như chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, NHNN; kiên định không hạ chuẩn tín dụng mà có thể xem xét linh hoạt hơn điều kiện tín dụng như điều kiện về tài sản bảo đảm. Đồng thời, cân nhắc thời điểm, lộ trình áp dụng một số điều khoản về hạn chế cho vay cho phù hợp hơn.