|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lãi suất TPCP tăng: Sức ép có, nhưng chưa lớn

15:57 | 10/09/2018
Chia sẻ
Tiến độ phát hành TPCP phải phù hợp với tiến độ sử dụng công cụ điều hành CSTT, phù hợp với nhu cầu vốn của nền kinh tế.
lai suat tpcp tang suc ep co nhung chua lon BVSC: Nên xem xét tạm dừng phát hành thêm TPCP mới
lai suat tpcp tang suc ep co nhung chua lon Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh, lãi suất TPCP đang ở vùng đáy

Theo cập nhật mới nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 8/2018 cơ quan này đã tổ chức 38 phiên đấu thầu, huy động được tổng cộng 17.340 tỷ đồng (trái phiếu Chính phủ) TPCP, tăng 9,9% so với tháng 7. Tỷ lệ giá trị trúng thầu so với giá trị gọi thầu tháng 8 đạt 41,09%.Thị trường TPCP ngày 7/9: Lãi suất thực hiện tăng nhẹ ở kỳ hạn ngắn

Lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 3 năm nằm trong khoảng 4,9-5%/năm, 5 năm trong khoảng 3,5-5,1%/năm, 7 năm là 3,9%/năm, 10 năm trong khoảng 4,5-5,6%/năm, 15 năm là 4,81-6%/năm.

lai suat tpcp tang suc ep co nhung chua lon
Phát hành TPCP phải theo tiến độ giải ngân đầu tư công, nhu cầu của ngân sách

Đáng chú ý, so với tháng trước, lãi suất trúng thầu của trái phiếu Kho bạc Nhà nước tăng ở hầu hết các kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất trúng thầu trái phiếu kỳ hạn 5 năm tăng 0,05%/năm, 10 năm tăng 0,12%/năm, 15 năm tăng 0,09%/năm, kỳ hạn 7 năm giữ nguyên lãi suất.

Trước đó, vào tháng 7, lãi suất trúng thầu của trái phiếu Kho bạc Nhà nước cũng tăng trên tất cả các kỳ hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm và 20 năm với mức tăng 0,02-0,35%/năm.

Xu hướng lãi suất TPCP tăng đã được dự đoán từ trước đó. Bởi muốn đảm bảo hoàn thành kế hoạch phát hành 200 nghìn tỷ đồng TPCP trong năm nay, Kho bạc Nhà nước sẽ phải tính đến việc nâng lãi suất trái phiếu lên. Nếu không, tình trạng ế ẩm trong các phiên đấu thầu vẫn tiếp diễn.

Phân tích sâu hơn về nguyên nhân lãi suất tăng, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, lãi suất TPCP phụ thuộc vào cả bên bán và bên mua. Bên bán là Chính phủ và chủ yếu phục vụ cho hoạt động đầu tư công. Còn bên mua là ngân hàng thương mại. Gần đây, tỷ lệ TPCP chào thầu thành công khá thấp điều đó chứng tỏ huy động TPCP không còn hấp dẫn. Để huy động theo kế hoạch, về phía Bộ Tài chính phải nâng lãi suất.

Tuy nhiên lãi suất tăng cũng không cải thiện được mấy tình hình, điều đó chứng tỏ bên mua là các ngân hàng có thanh khoản không còn dư thừa như trước. Và các ngân hàng đã phải cân nhắc, nếu mua kỳ hạn ngắn thì sẽ lỗ nên họ đầu tư cầm chừng vào trái phiếu hoặc chọn kỳ hạn dài hơi hơn.

Về nguyên tắc, lãi suất TPCP được coi là giá tham chiếu cho toàn bộ thị trường tài chính. Với việc lãi suất TPCP liên tục tăng trong vài tháng trở lại đây, một số ý kiến lo ngại động thái này tác động đến mặt bằng lãi suất huy động vốn đang chịu khá nhiều sức ép.

Lo lắng trên, theo TS. Cấn Văn Lực, là hoàn toàn xác đáng. Nhưng vị chuyên gia này cho rằng, tác động đó không lớn vì khối lượng TPCP phát hành không nhiều. Lãi suất TPCP cũng chỉ nhích nhẹ lên để huy động được tốt hơn.

Mặt khác, thời gian qua sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng đã tốt hơn, khi chính sách tài khoá đã có sự chủ động thông báo với Ngân hàng Nhà nước về kế hoạch phát hành cũng như mức lãi suất dự kiến.

Cho rằng, dấu hiệu lãi suất TPCP tăng nhẹ còn quá sớm để đánh giá sẽ trở thành một xu thế, nhưng theo TS. Lê Xuân Nghĩa, nên rà soát lại sự phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Cụ thể là tiến độ phát hành TPCP phải phù hợp với tiến độ sử dụng công cụ điều hành củachính sách tiền tệ, phù hợp với nhu cầu vốn của cả nền kinh tế. Nếu mọi thứ dồn ép quá nhiều vào cuối năm từ việc giải ngân ngân sách, hay ngân hàng cũng cho vay nhiều vào giai đoạn cuối năm… sẽ gây sức ép tăng lãi suất. Đây là điều mà lâu nay, sự phối hợp chưa thật là nhuần nhuyễn.

Để giảm áp lực lên lãi suất, theo quan điểm của TS. Lê Xuân Nghĩa nên điều hành tốt giữa lượng tiền tại Kho bạc Nhà nước đang có và nhu cầu kho bạc cần tới trong ngắn hạn, cộng với thanh khoản của các ngân hàng thương mại và nhu cầu vốn của nền kinh tế vào cuối năm để tránh tăng lãi suất huy động.

lai suat tpcp tang suc ep co nhung chua lon

Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh, phát hành TPCP phải theo tiến độ giải ngân đầu tư công, nhu cầu của ngân sách. Nếu không tiêu hết được số TPCP phát hành sẽ vừa gây lãng phí, vừa chèn lấn vốn trung dài hạn.

“Một vài năm trở lại đây, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và tài khóa khá tốt rồi, cần tiếp tục cải thiện hơn nữa. Trước khi phát hành TPCP, Bộ Tài chính có thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về khối lượng phát hành, lãi suất dự kiến”, TS. Lực chia sẻ.

Cũng theo chuyên gia này, trong năm nay, áp lực huy động vốn từ TPCP không căng do thâm hụt ngân sách không lớn như những năm trước. Theo đó, phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ vẫn duy trì tốt.

“Tất nhiên vẫn phải bám sát theo dõi thị trường để có những phản ứng chính sách phù hợp. Vì thế, việc tăng cường phối hợp chính sách, đặc biệt giữa tiền tệ với tài khóa và kiểm soát giá cả để đảm bảo đồng bộ các công cụ có ý nghĩa rất quan trọng”, TS. Lực bổ sung.

Đối với diễn biến xu hướng lãi suất ngân hàng trong thời gian tới, theo góc nhìn của TS. Lê Xuân Nghĩa, bên cạnh phối hợp với chính sách tài khóa, còn phụ thuộc nhiều vào cách thức sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệcủa Ngân hàng Nhà nước.

Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đang điều hành chính sách tiền tệ nhắm đến hai mục đích: thực thi chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ hơn giữ mức lãi suất phù hợp để đối phó với nguy cơ lạm phát tăng mạnh, đồng thời giảm áp lực lên tỷ giá.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, áp lực tăng lãi suất huy động là có nhưng không quá lớn. Điều đó thể hiện mức điều chỉnh tăng lãi suất của các ngân hàng không đáng kể và không diễn ra trên diện rộng.

Động thái tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại hiện nay mang tính thời vụ nhiều hơn, nên áp lực lên lãi suất huy động từ nay đến cuối năm không quá lớn. Còn lãi suất đầu ra, mặc dù lãi suất các nước trên thế giới tăng lên, nhưng các ngân hàng đang cố gắng tiếp tục duy trì ổn định theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.

Về cơ bản theo TS. Lê Xuân Nghĩa, các ngân hàng vẫn giữ “trận địa” lãi suất tốt. Động thái tăng lãi suất chỉ diễn ra ở một số ngân hàng nhỏ. Nhưng dù sao người gửi tiền cũng sẽ phải “ngó nghiêng” tới những ngân hàng lãi suất cao để gửi, tạo tâm lý kỳ vọng đối với người gửi tiền.

Do đó, để duy trì được mặt bằng lãi suất ổn định, Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau từ thị trường mở đến cân nhắc dùng dự trữ bắt buộc, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu… Qua đó phát huy hết công năng các công cụ chính sách mà Ngân hàng Nhà nước có trong tay.

Xem thêm

Nguyễn Vũ