Kinh tế Trung Quốc vẫn còn nhiều bất ổn
Đầu năm 2007, ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc thời điểm đó, khẳng định rằng quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của nước này đang ở tình trạng “không ổn định, không cân bằng, không gắn kết và không bền vững”. Thời điểm đó, một danh sách các vấn đề được ông Ôn Gia Bảo đề cập đến gồm có đầu tư quá đà, cho vay liều lĩnh, tính thanh khoản quá mức, trao đổi thương mại không cân bằng, sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, lãng phí tài nguyên và môi trường bị tàn phá.
Cựu thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (bên trái) và ông Lý Khắc Cường, thủ tướng Trung Quốc (bên phải). Nguồn: South China Morning Post. |
Nguyên nhân được cho là bởi đầu tư vào thế vận hội Olympic Bắc Kinh năm 2008. Các công trình từ trung tâm mua sắm ở Thượng Hải đến các cơ quan chính quyền địa phương mới ở Nội Mông đều liên quan đến thế vận hội mùa hè, phần lớn là vì các chủ đầu tư có thể vay vốn rẻ từ ngân hàng trung ương.
Kết quả là, đầu tư chiếm 38,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc năm 2007, trong khi chi tiêu hộ gia đình chỉ chiếm 36,7%. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng sự mất cân bằng sẽ tạo ra rắc rối cho tương lai. Họ cảnh báo những khoản đầu tư chủ yếu từ tín dụng đó sẽ dẫn đến việc phân bổ nhầm nguồn vốn cho những dự án không tạo ra lợi nhuận.
Động thái này sẽ kéo theo hàng loạt các vụ vỡ nợ, có thể dẫn đến khủng hoảng ngân hàng và suy thoái. Để tránh tình trạng đó, Bắc Kinh sẽ phải kiểm soát hoạt động tín dụng và đầu tư, điều sẽ làm kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Tuy nhiên, mọi việc đã không diễn ra như vậy. Thay vào đó, thị trường tài chính toàn cầu rơi vào tình trạng khủng hoảng năm 2008. Để đối mặt với sự đi xuống của thương mại toàn cầu, Bắc Kinh đã nới lỏng tín dụng, và đầu tư tài sản cố định tăng lên 33% năm 2009.
Từ đó, tăng trưởng đầu tư đã chậm lại. Nhưng điều đó không có nghĩa là nền kinh tế Trung Quốc đã thành công trong việc tái cân bằng về hướng cầu tiêu dùng. Tăng trưởng đầu tư chững lại, tiêu dùng hộ gia đình cũng giảm. Kết quả là đến năm 2015, đầu tư đóng góp 43,3% GDP của Trung Quốc, trong khi tiêu dùng hộ gia đình là 38%.
Tỷ lệ đầu tư năm ngoái tăng nhưng cũng không cải thiện được tình hình thực tế. Theo một cách khác, việc mất cân bằng của nền kinh tế Trung Quốc càng trở nên rõ ràng hơn so với 10 năm trước, thời điểm mà ông Ôn Gia Bảo nói tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không bền vững.
Tệ hơn là, để giữ mức đầu tư trong khi tăng trưởng ở mức thấp thì cần nhiều tín dụng hơn. Vì vậy, nợ trong nước Trung Quốc đã tăng từ dưới 150% của GDP Trung Quốc năm 2007 lên hơn 250% năm 2017.
Vấn đề là những gì không bền vững cách đây 10 năm càng trở nên không bền vững ngày hôm nay. Và theo lý thuyết, sự không bền vững đó không sớm thì muộn sẽ được giải quyết. Với nguồn vốn đầu tư cần để Trung Quốc duy trì tỷ trọng đầu tư trong GDP, số nợ cũng sẽ tăng lên. Và đó là điều không thể xảy ra. Nền kinh tế của Trung Quốc phải tái cân bằng. Câu hỏi là: khi nào thì điều đó mới xảy ra, và những thay đổi đó sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Sau 10 năm, đã có những dấu hiệu nhỏ cho sự tái cân bằng từ đầu tư sang tiêu dùng hộ gia đình. Sự chuyển đổi trong bản chất của đầu tư Trung Quốc so với giai đoạn trước khủng hoảng, và những thay đổi theo từng loại nợ gợi ý rằng việc tái cân bằng nhanh chóng sẽ không xảy ra.
Trong những năm gần đây, đầu tư đang hướng đến lĩnh vực xây dựng nhà ở, với tỷ lệ đầu tư khu dân cư trong GDP tăng từ ít hơn 10% năm 2007 lên hơn 15% năm 2014. Nhân tố bị ảnh hưởng gián tiếp của sự đầu tư này, ví dụ như ngành vật liệu xây dựng, và lĩnh vực nhà ở hiện tại đang đóng góp 1/3 tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Và để phán ánh sự tăng lên trong đầu tư nhà ở, mức tăng nợ của Trung Quốc trong những năm qua bị đẩy lên vì vay thế chấp cá nhân. Các khoản cho vay thế chấp mới đạt 35% vào năm ngoái. Kết quả là, nợ thế chấp đã tăng từ ít hơn 5.000 tỷ nhân dân tệ năm 2009 lên 20.000 tỷ nhân dân tệ năm 2016, tương đương với 1/4 GDP.
Tất cả những điều này không thể làm nền kinh tế Trung Quốc bền vững hơn, hay nói cách khác là sự thay đổi có thể bị chững lại. Chắc chắn là như vậy, vì dân số nước này đang già đi và thị trường nhà ở đã tới ngưỡng, đầu tư nhà ở và cho vay thế chấp giảm xuống sẽ là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, sự biến đổi về đầu tư nhà ở và thị trường cho vay thế chấp mới sẽ có kết quả. Tức là việc nền kinh tế Trung Quốc hướng về đầu tư và tránh xa tiêu dùng sẽ còn duy trì trong một thời gian dài.
Những gì không ổn định 10 năm trước đến giờ vẫn không ổn định. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc sẽ được cải thiện trong thời gian tới.