|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kinh tế Nga rơi vào bế tắc

07:21 | 09/10/2019
Chia sẻ
Theo Rosstat, tăng trưởng GDP chỉ đạt 0,5% trong quí I/2019, thấp hơn nhiều so với mức tăng 1,9% của cùng kì năm 2018. Đây là mức tăng tồi tệ nhất trong trong 3 năm qua.

Báo Độc lập (Nga) cho biết năm 2019 sẽ là năm tăng trưởng tồi tệ nhất trong 3 năm qua của nền kinh tế Nga. Theo ước tính của các chuyên gia, kinh tế Nga khó có thể tăng trưởng hơn 1% trong năm 2019. Kết luận này được rút ra từ các kết quả kinh tế rất khiêm tốn trong quý II/2019, do cơ quan thống kê LB Nga (Rosstat) công bố mới đây.

Kinh tế Nga rơi vào bế tắc - Ảnh 1.

Kinh tế Nga đang gặp khó khăn. Ảnh minh họa: Reuters

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong quý II/2019 chỉ tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2018. Các chuyên gia cho rằng nhiều yếu tố tiêu cực, như nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu suy yếu và chi tiêu ngân sách giảm mạnh, đã tác động xấu đến đà tăng trưởng của kinh tế Nga. Nhu cầu nội địa - động lực tăng trưởng then chốt của kinh tế Nga - yếu hơn giữa bối cảnh thu nhập của người dân sụt giảm khiến chi tiêu tiêu dùng trở nên eo hẹp.

Ông Kirill Tremasov, Giám đốc bộ phận phân tích của Loko-Invest, nhận xét: “Nhu cầu của người tiêu dùng vẫn là yếu tố chính hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Và nhu cầu tiêu dùng chủ yếu được thúc đẩy bởi các khoản vay cá nhân”. Theo Rosstat, tăng trưởng chi tiêu hộ gia đình trong quý II/2019 đã tăng 2,8%, cao hơn mức tăng 1,6% trong quý I. Chuyên gia Tremasov đặc biệt lưu ý đến cầu ngoại thương. Ông nói: "Xuất khẩu suy giảm và đây là yếu tố chính kéo nền kinh tế đi xuống trong quý II/2019".

Theo Rosstat, xuất khẩu trong cơ cấu GDP đã giảm 4,9% trong quý II/2019 sau khi ghi nhận mức giảm 0,4% trong quý trước đó. Ông Tremasov cho biết thêm, dựa trên Chỉ số nhà quan lý mua hàng (PMI) tổng hợp, đỉnh điểm sụp đổ của hoạt động kinh tế trong năm nay là vào các tháng 6 và 7. Sự sụp đổ này là kết quả của việc giảm mạnh chi tiêu ngân sách (chậm tài trợ cho các dự án quốc gia)”, theo chuyên gia này.

Sự phục hồi của PMI giai đoạn tháng 8-9/2019 cho thấy, rõ rằng tiền ngân sách đã bắt đầu chảy vào nền kinh tế. Theo ông Tremasov, trong ngắn hạn, điều này sẽ giúp bù đắp phần nào cho sự suy thoái đang diễn ra ở môi trường ngoại thương, nhưng không chắc GDP sẽ tăng trưởng hơn 1% vào cuối năm nay. Trong khi đó, Bộ Phát triển Kinh tế Nga dự kiến GDP của nước này sẽ tăng trưởng ở mức 1,3% trong năm nay.

Theo các chuyên gia của Ngân hàng Nordea và Tập đoàn bảo hiểm Coface, nguyên nhân chính khiến kinh tế Nga phát triển chậm trong năm 2019 là bất ổn kinh tế, áp lực từ các biện pháp trừng phạt, gánh nặng thuế cao đối với doanh nghiệp và nhu cầu nội địa yếu. Vì vậy, ngay cả động lực tăng trưởng quan trọng, giữ cho kinh tế Nga phát triển, cũng không hoạt động hết công suất. Điều này không có gì ngạc nhiên khi thu nhập của người dân giảm sút.

Theo Báo Độc lập, giới chức tài chính Nga đã quyết định hạn chế đáng kể hoạt động tín dụng của người dân, thắt chặt các yêu cầu đối với người vay và ngân hàng. Do đó, các ngân hàng sẽ thường xuyên từ chối cho vay. Hơn nữa, Ngân hàng Trung ương Nga trước đó xác nhận rằng, trong quý I/2019, tăng trưởng GDP có thể giảm xuống 0% khi không còn sự hỗ trợ như hoạt động cho vay tiêu dùng.

Theo các chuyên gia của Coface, số doanh nghiệp phá sản ở Nga trong năm 2019 sẽ tăng 2% so với năm 2018. Đặc biệt, tình trang bất ổn có thể thấy trong lĩnh vực xây dựng và dược phẩm. Ngoài ra, nguy cơ phá sản và vỡ nợ còn cao trong ngành dệt may, ngành vận tải và luyện kim. Mức rủi ro trung bình được ghi nhận trong các ngành công nghiệp ô tô, năng lượng, thương mại bán lẻ, lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, và ngành công nghiệp giấy và bột giấy.

Các chuyên gia cho rằng công cụ chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những năm tới sẽ là việc thực hiện các dự án quốc gia. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận xét kịch bản cho vài năm tới của Bộ Phát triển Kinh tế là “quá lạc quan”.

Chuyên gia phân tích Alexei Antonov của công ty Alor bình luận thực tế nền kinh tế Nga, do nhà nước đóng vai trò ngày càng lớn với chính sách kinh tế đang ngày càng bảo thủ và thuế cao hơn, tăng trưởng gần như bằng không nếu tính tới sai số thống kê”. Theo chuyên gia này, rõ ràng xuất khẩu đang đình trệ, do ảnh hưởng tạm thời của giai đoạn mất giá năm 2014, và các sản phẩm của Nga khó có thể cạnh tranh với hàng hóa từ các nước đang phát triển khác. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng đang phát tác.

Duy Trinh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.