Kiến nghị ngân sách chi 1.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội năm 2016
Ảnh minh họa (Nguồn: Bizlive.vn) |
Các bộ đá nhau
Theo Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, nhu cầu mua và thuê mua nhà ở xã hội trong các cán bộ công chức: 10.000 hộ; hộ thu nhập nghèo, cận nghèo: 39.000 hộ; lao động trong khu công nghiệp: 17.000 hộ; hầu hết các nhóm đối tượng đều chọn phương thức thuê mua nhà ở xã hội chiếm tỷ lệ từ 65% đến 94%.
Sở Xây dựng TP.HCM cũng đã đưa ra mục tiêu hoàn thành 44.701 căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2020.
Chương trình nhà ở xã hội đã được quy định trong Luật Nhà ở 2014, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 100 (ngày 20/10/2015) về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1013 (ngày 06/06/2016) quy định lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội năm 2016 áp dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 4,8%/năm (0,4%/tháng), lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Tuy nhiên, hiện nay, việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện chính sách nhà ở xã hội đang bị ách tắc do sự bất đồng giữa các bộ.
Cụ thể, Bộ Tài Chính cho rằng không cần ngân hàng Chính sách tham gia cho vay chương trình nhà ở xã hội. Lãi suất cho vay do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định và không cấp bù lãi suất.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị không lấy vốn từ ngân sách mà Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng cùng với Ngân hàng Chính sách xã hội, các cơ quan có liên quan huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội;
Bộ Xây dựng cho rằng bỏ Ngân hàng Chính sách xã hội ra khỏi chương trình cho vay mua nhà ở xã hội là không hợp lý, vì đã được quy định trong Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 100. Không hỗ trợ lãi suất ưu đãi và tìm nguồn vốn khác ngoài ngân sách cho chương trình nhà ở xã hội là không phù hợp với các quy định của Luật Nhà ở năm 2014.
Năm 2016 có thể coi là năm đầu tiên thực hiện chính sách mới về nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014, do vậy, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét bố trí khoảng 500 - 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trong năm 2016 để Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn và cấp bù lãi suất nhằm thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
Phải gửi tiết kiệm mới được mua nhà ở xã hội
Theo Luật Nhà ở 2014, Nghị định 100 và quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội thì người mua nhà phải gửi tiết kiệm hằng tháng, kỳ hạn gửi tối thiểu 12 tháng, mức gửi bằng với số tiền phải trả nợ hằng tháng và được hưởng lãi suất 4,8%/năm.
Với mức tiền gửi tiết kiệm bằng mức tiền phải trả nợ vay hằng tháng, theo HoREA người mua nhà ở xã hội phải trả lãi vay hàng tháng trong năm đầu do chưa phải trả nợ gốc, cộng với phải gửi tiết kiệm hằng tháng theo quy định trên sẽ là gánh nặng cho người mua nhà. Trước đó, họ còn phải trả 20% giá trị hợp đồng mua nhà ở xã hội.
Chẳng hạn, vay 600 triệu đồng, lãi suất 5%/năm trong 15 năm.
Nếu được ân hạn nợ gốc năm đầu, khách hàng phải trả lãi hằng tháng là 2,5 triệu đồng, cộng với 2,5 triệu đồng phải gửi tiết kiệm hằng tháng, tổng cộng phải chi khoảng 5 triệu đồng/tháng.
Nếu không được ân hạn năm đầu, cả gốc và lãi phải trả là 5,8 triệu đồng (tiền gốc là 3,3 cộng với tiền lãi là 2,5 triệu đồng) thì mức gửi tiết kiệm cũng sẽ là 5,8 triệu đồng. Tổng cộng phải chi khoảng 8,3 triệu đồng/tháng.(tiền gốc vẫn tính nhưng chưa phải trả).
Do vậy, Hiệp hội kiến nghị mức gửi tiền tiết kiệm nhà ở xã hội hàng tháng là 500.000 đồng hoặc không quá 1 triệu đồng, phù hợp hơn với khả năng tài chính của người mua nhà ở xã hội.
HoREA cho rằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cho người mua nhà khi gửi tại ngân hàng Chính sách nên là lãi suất thị trường (hiện lãi suất 12 tháng là 7%/năm).
Về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội là 4,8%/năm, nợ quá hạn tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Về lâu dài, Hiệp hội kiến nghị thực hiện mức lãi suất này về mức 3-3,5%/năm.
Bên cạnh đó, cá nhân, hộ gia đình đã mua nhà ở xã hội thuộc gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng cũng được hưởng lãi suất 4,8%/năm trong năm 2016 để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.
Về thời hạn cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội và định kỳ hạn trả nợ thì Ngân hàng Nhà nước ấn định trong từng thời kỳ và ân hạn chưa phải trả nợ gốc trong năm đầu.
Theo Hoàng Anh
Bizlive.vn
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/