|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kiểm toán dự án Nhà máy nước thải Yên Sở: Nộp trả hàng chục triệu đôla Mỹ

07:45 | 02/02/2017
Chia sẻ
Phát hiện hàng loạt sai phạm tại dự án Nhà máy nước thải Yên Sở
kiem toan du an nha may nuoc thai yen so nop tra hang chuc trieu dola my

Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở tại khu đô thị Gamuda City có vốn đầu tư lên tới 250 triệu USD.

Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kết quả kiểm toán hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở.

Nhà máy nước thải Yên Sở được thực hiện theo phương thức BT do nhà đầu tư là Tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) tổ chức thực hiện thông qua doanh nghiệp dự án là Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam. Tập đoàn Gamuda Berhad vừa là nhà đầu tư trong hợp đồng BT, vừa là chủ đầu tư khi thực hiện dự án.

Dự án này ban đầu là một hạng mục của Công viên Yên Sở được đầu tư bằng 100% vốn nước ngoài của Tập đoàn Gamuda Berhad. Sau đó được tách riêng ra đầu tư theo hình thức BT giữa UBND thành phố Hà Nội và Tập đoàn Gamuda Berhad.

Báo cáo Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện kiểm toán phần nội dung chi phí đầu tư cho thấy, có sai số trong việc quyết toán các khoản chi phí này. Chi phí đầu tư chênh lệch sau khi kiểm toán lên tới gần 147,8 triệu USD và hơn 20,6 tỷ đồng.

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Tập đoàn Gamuda Berhad giảm giá trị quyết toán dự án thành hơn 61,9 triệu USD, trong đó yêu cầu nộp trả UBND thành phố Hà Nội hơn 22,1 triệu đô la Mỹ, tương đương 484,2 tỷ đồng quy đổi theo tỷ giá ngày 31/12/2015.

Đồng thời kiến nghị giảm số được UBND thành phố Hà Nội thanh toán so với giá trị quyết toán nhà đầu tư lập 39,8 triệu đô la Mỹ, tương đương hơn 872 tỷ đồng.

Đối với UBND thành phố Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước đề nghị UBND thành phố yêu cầu Gamuda Berhad nộp trả ngân sách nhà nước số tiền chênh lệch giữa giá trị quyết toán hợp đồng BT với số tiền sử dụng đất phải nộp lên tới hơn 22,1 triệu đô la Mỹ, tương đương 484,2 tỷ đồng như đã nói ở trên.

"Hoặc thu hồi diện tích đất có giá trị tiền sử dụng đất tương ứng, hoặc cả 2 hình thức. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan liên quan có trách nhiệm đôn đốc thu nộp số tiền trên tránh thất thoát ngân sách, tài sản công”, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị.

Kiểm toán Nhà nước cũng đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, kết luận theo quy định các nội dung kiến nghị xử lý tài chính khác số tiền hơn 86,8 triệu USD để quyết toán và thanh lý hợp đồng với nhà đầu tư theo đúng quy định tránh thất thoát ngân sách, tài sản công.

Đồng thời, cơ quan kiểm toán yêu cầu nhà đầu tư nộp trả ngân sách đối với giá trị các trường hợp UBND thành phố Hà Nội không chấp nhận quyết toán cho dự án, trong đó lưu ý, giá trị 6,77 triệu đô la Mỹ của 5 hồ Yên Sở không có trong quyết định đầu tư, thi công trước khi có phê duyệt dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở.

Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị chỉ đạo Cục thuế Hà Nội thực hiện thanh tra về việc kê khai nộp thuế của Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam và đối với dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở do việc kê khai thuế chưa đảm bảo quy định.

Về xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể, Kiểm toán Nhà nước đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cùng Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam trong việc không kịp thời quyết toán hợp đồng BT, chậm thu hồi số tiền nộp ngân sách 22,1 triệu đô la Mỹ.

Đáng lưu ý, với Sở Tài nguyên và Môi trường, Kiểm toán Nhà nước đã đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật trong việc tham mưu cho UBND thành phố chấp thuận ký hợp đồng BT khiến thành phố Hà Nội phải tự bỏ chi phí để vận hành dự kiến 450 tỷ đồng.

Phương Dung

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.