|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Khủng hoảng khí hậu có thể đẩy nhanh sự sụp đổ của dầu mỏ Na Uy

15:52 | 15/02/2019
Chia sẻ
Thống đốc Ngân hàng trung ương Na Uy Norges Bank, Oeystein Olsen cho biết các nỗ lực toàn cầu để chống lại một cuộc khủng hoảng do con người tạo ra có thể thúc đẩy sự kết thúc nhanh hơn dự báo ​​đối với ngành công nghiệp dầu khí Na Uy.

khung hoang khi hau co the day nhanh su sup do cua dau mo na uy
Quang cảnh giàn khoan dầu của Equinor tại mỏ dầu Johan Sverdrup ở Biển Bắc, Na Uy vào ngày 22/8/2018. Ảnh: Nerijus Adomaitis

Thống đốc Oeystein Olsen cũng cho biết nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất Tây Âu vẫn sẽ có thu nhập đáng kể từ hydrocarbon trong những năm tới nhưng không đưa ra dự đoán thời gian cho bất kỳ sự suy giảm nào trong tương lai.

“Sự thay đổi trong mô hình tiêu thụ và phương thức sản xuất theo hướng phát thải thấp hơn sẽ làm giảm nhu cầu đối với nhiên liệu hóa thạch. Điều này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động dầu khí ở Na Uy”, ông nói trong bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp.

“Chúng tôi luôn cho rằng các hoạt động dầu khí sẽ sớm bị loại bỏ. Dầu khí là tài nguyên không tái tạo. Một chính sách khí hậu toàn cầu chặt chẽ hơn có thể đồng nghĩa với việc điều này sẽ xảy ra sớm hơn dự báo trước đó” – ông Oeystein Olsen nhấn mạnh.

Gần 200 quốc gia đặt mục tiêu theo thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015 nhằm loại bỏ khí thải nhà kính trong nửa sau của thế kỷ này nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ gây ra nhiều đợt nắng nóng, mưa lớn và mực nước biển dâng cao.

Theo Liên Hợp Quốc, các chính sách hiện tại của Na Uy không đủ để đạt được các mục tiêu của Paris và cần phải được thắt chặt hơn.

“Chúng tôi đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng khí hậu chỉ có thể được giải quyết bằng cách tham gia vào nỗ lực chung trên toàn cầu”, ông Olsen cho biết vào ngày 14/2.

Ông cho rằng các nhà đầu tư trong đó có quỹ trị giá 1 nghìn tỷ USD nên quản lý rủi ro khí hậu cùng với các yếu tố khác ảnh hưởng đến danh mục đầu tư của họ. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh các giải pháp chống lại sự nóng lên toàn cầu phải xuất phát từ các nước thúc đẩy sự thay đổi.

Trong một cuộc phỏng vấn tại văn phòng của Olsen ở trung tâm thành phố Oslo, ông cho biết ngành công nghiệp dầu mỏ có thể vẫn quan trọng đối với nền kinh tế Na Uy trong thời gian tới. “Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhận thức rõ hơn, không chỉ về biến đổi khí hậu mà cần phải tìm ra những giải pháp khác để ứng phó” – ông nhấn mạnh.

Ngành công nghiệp dầu khí là động lực kinh tế quan trọng của Na Uy trong 50 năm qua, sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp 10% tổng số lao động và cung cấp một phần hai doanh thu xuất khẩu.

Equinor là công ty dầu mỏ lớn nhất Na Uy, trong khi các công ty nhỏ hơn như Aker BP và Lundin Petroleum đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây.

“Nếu các biện pháp toàn cầu được đưa ra để hạn chế sự nóng lên, bằng cách đưa ra mức giá cho khí thải và phát triển công nghệ, điều đó sẽ hạn chế giá nhiên liệu hóa thạch”, ông Olsen nói.

“Ngành công nghiệp dầu mỏ nên phát triển dựa trên những cân nhắc về việc tạo ra lợi nhuận. Tôi cảnh báo chống lại việc buộc phải thu hẹp quy mô hơn thế”, ông nói thêm.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Mai Đan

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.