Khu Đông Sài Gòn có thể học kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh từ Phần Lan, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc
Các nhà đầu tư hào hứng với đô thị thông minh TP HCM | |
Được quy hoạch đô thị thông minh, giá đất ở Q.2, 9 và Thủ Đức tăng | |
TP HCM: Triển khai thí điểm đô thị thông minh trong tháng 1/2018 |
Báo cáo tổng kết Diễn đàn Kinh tế TP HCM năm 2018 (HEF 2018) diễn ra mới đây, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP HCM Lê Thanh Liêm cho biết, thực tiễn các nước chỉ ra, khu đô thị (KĐT) sáng tạo luôn gắn với đại học nghiên cứu hay trung tâm đổi mới sáng tạo do đại học tham gia xây dựng và vận hành dựa trên các cụm ngành sản xuất chuyên sâu nào đó.
Theo lãnh đạo TP HCM, khu Đông Sài Gòn có thể học kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh từ Phần Lan, Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc. (Ảnh: Hiếu Quân) |
Trên cơ sở đó, KĐT sáng tạo phía Đông cần phát triển xoay quanh một số “mỏ neo” cụ thể gồm: (1) KĐT mới Thủ Thiêm định hướng xây dựng trung tâm tài chính quận 2, KĐT hiện đại, Nhà hát lớn, Trung tâm triển lãm; (2) Khu công nghệ cao quận 9 với 136 dự án đầu tư, hơn 34.000 lao động với tổng giá trị đầu tư hơn 7 tỷ USD, xuất khẩu gần 10 tỷ USD năm 2018 và (3) KĐT Đại học gồm 4 đại học lớn với hơn 4.000 giảng viên, 1.500 tiến sĩ, 100.000 sinh viên…
Trong báo cáo tổng kết này, lãnh đạo TP HCM cũng nêu ví dụ về một số bài học kinh nghiệm từ các nước Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore… Kinh nghiệm từ những quốc gia này cho thấy, nhà nước không chỉ khuyến khích mà còn tham gia trực tiếp vào việc xây dựng thành phố thông minh như bên thứ ba, là cầu nối cho sự hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp. Đồng thời, ở các nước đi đầu về khởi nghiệp, vai trò của công tác cố vấn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển phong trào đổi mới sáng tạo.
Cụ thể, Công viên Khoa học Turku, Phần Lan không phải bắt nguồn từ con số không mà thực tế đã hình thành và phát triển trong suốt 30 năm qua. Hiện nay, công viên này đã là một trung tâm đổi mới sáng tạo quan trọng với 5 trường Đại học, 35.000 sinh viên, 400 công ty, 17.500 nhân viên.
Mục tiêu của dự án Công viên Khoa học Turku là sẽ tạo ra một phần mới của thành phố với 20.000 dân sinh sống, tạo ra 13.000 công ăn việc làm, 2.000 ngôi nhà cho sinh viên, 50.000 m2 dành cho nghiên cứu, phòng thí nghiệm, 400.000 m2 diện tích văn phòng… Tổng giá trị đầu tư khoảng 4 tỷ euro.
Công viên Khoa học này hướng đến trở thành (1) một trung tâm đổi mới sáng tạo năng động và có vai trò quan trọng quốc tế; (2) trung tâm mang tính hấp dẫn, thuận tiện cho giao thông thông minh; (3) các tiện ích có sẵn 24/7 trong cả năm và (4) phát triển bền vững các khu dân cư.
Tại Nhật Bản có mô hình “Thành phố Khoa học Tsukuba”. Thành phố khoa học này nằm cách Akihabara ở Tokyo khoảng 50 km và cách sân bay Quốc tế Narita 40 km; bao gồm hai quận chính: “Quận nghiên cứu và giáo dục” là quận được thiết kế và phát triển tổng thể kết hợp các tổ chức nghiên cứu và giáo dục với khu nhà ở và cơ sở công cộng nói chung.
Thành phố Khoa học Tsukuba là nơi có gần 30% các viện nghiên cứu công lập của Nhật và viện nghiên cứu tư nhân trong các khu công nghiệp R&D xung quanh. Đại học Tsukuba được thành lập theo mô hình “trường đại học có tầm nhìn mới” cho một trường Đại học Nhật Bản. Định hướng của Đại học Tsukuba là thúc đẩy nghiên cứu liên ngành và theo đuổi nghiên cứu phục vụ xã hội…
Tại Singapore, cách đây 20 năm, nước này dự tính phát triển Vùng Bắc (One – North) thành khu nền tảng nhằm nghiên cứu và thử nghiệm thông qua hợp tác công – tư, tạo môi trường để phát triển sáng tạo. Vùng hiện có diện tích 200 ha phát triển các lĩnh vực chủ chốt như khoa học sinh học, công nghệ thông tin và khởi nghiệp.
Hiện Vùng có có 400 doanh nghiệp lớn trên thế giới, 5 viện đào tạo cao học và đại học kinh doanh, 16 viện nghiên cứu công quốc tế, 48 trung tâm ươm tại và hơn 700 doanh nghiệp khởi nghiệp với hơn 50.000 người lao động.
Một trong những thành công của sự sáng tạo thông qua ươm tạo là Launchpad tại Vùng Bắc, có diện tích 6,5 ha. Tại đây đã tạo được môi trường tiện lợi và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, sáng tạo ở các lĩnh vực khoa học sinh học, truyền thông, điện tử, các giải pháp về đô thị, các ngành kinh tế kỹ thuật. Launchpad có tòa nhà 71 (Block 71) có 30 cơ sở ươm tạo và hơn 250 nhà khởi nghiệp. Sau thành công với Block 71, chính phủ Singapore đã mở rộng JTC Launchpad sang các tòa Block 73 cho những startup non trẻ hơn, Block 79 cho các vườn ươm khởi nghiệp trong lĩnh vực y sinh. Bên cạnh đó, mô hình này còn được áp dụng tại các thành phố lớn như Jakarta, Suzhou và San Francisco.
Ngoài ra, kinh nghiệm từ Trùng Khánh, Trung Quốc cho thấy, tất cả các bên sáng tạo: chính quyền, doanh nghiệp, trường đại học, tổ chức nghiên cứu khoa học, công ty tài chính và các cơ quan khoa học và công nghệ cần hợp tác để xây dựng một hệ thống tương tác, một nền văn hóa sáng tạo…
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/