|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Không chỉ là website hay cửa hàng, đã đến lúc doanh nghiệp cần đầu tư hình ảnh trên các mạng xã hội

11:21 | 11/03/2022
Chia sẻ
Bán hàng trên mạng xã hội đã được nhiều công ty đưa vào như một chiến lược quan trọng trong kế hoạch thương mại của họ.
Không chỉ là website hay cửa hàng, đã đến lúc doanh nghiệp cần đầu tư hình ảnh trên các mạng xã hội - Ảnh 1.

Tương tác với khách hàng trên mạng xã hội. (Ảnh: Lazada Việt Nam).

Với việc hành vi mua hàng của người tiêu dùng thay đổi, khi trải nghiệm mua hàng trực tiếp tại cửa hàng và mua hàng trực tuyến không còn là khoảng cách quá xa, nhiều doanh nghiệp đang tìm tới loại hình kinh doanh trên mạng xã hội.

Bán hàng trên mạng xã hội đã được nhiều công ty đưa vào như một chiến lược quan trọng trong kế hoạch thương mại của họ. Báo cáo của Salesforce chỉ ra rằng tới năm 2023, 25% các hoạt động mua sắm trực tuyến diễn ra bên ngoài các website, ứng dụng hay cửa hàng vật lý.

Trong mùa Giáng sinh năm ngoái, việc mua sắm trên các mạng xã hội chiếm 4% tổng doanh số bán hàng. Trong khi đó, số người truy cập internet để duyệt mạng xã hội chiếm 10% mỗi ngày.

Các doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng cho thương mại điện tử trên mạng xã hội và metaverse (vũ trụ ảo) hay chưa? Và đây có phải là một chiến lược cần thiết để thành công trong năm 2022? Dưới đây là những nhận định của các chuyên gia trong ngành về lĩnh vực này.

Người tiêu dùng dành nhiều thời gian cho mạng xã hội

Trong 15 năm qua, thương mại đã hướng tới các kênh kỹ thuật số mới và đột phá với tốc độ ngày một tăng. Điều này còn tăng tốc hơn nữa khi đại dịch COVID-19 diễn ra. Có vẻ như, chỉ sau một đêm, mọi doanh nghiệp phải số hóa ngay lập tức và hiệu quả. Chuyển đổi kỹ thuật số thành vấn đề sống còn.

Ông Robbie Kearns, Phó Chủ tịch cấp cao khu vực của Salesforce cho hay: "Một trong những kênh mới dành cho người mua trong cả lĩnh vực B2C hay B2B là mạng xã hội vì là nơi con người dành thời gian nhiều ở đó."

"Ngoài ra, mạng xã hội còn là ứng dụng đầu tiên người ta truy cập khi cầm điện thoại trong những 'khoảnh khắc bất chợt' mà họ có giữa những thói quen hàng ngày và thật dễ đoán trước được điều này", ông nói thêm.

Theo Kearns, khách hàng của Salesforce Commerce Cloud đã báo cáo lưu lượng khách truy cập vào các trang web kỹ thuật số của họ tăng đáng kinh ngạc 66% ngay sau khi COVID-19 bùng phát, dẫn đến sản phẩm bán ra tăng 127%. "Điểu này khiến doanh thu năm ngoái tăng 146% so với cùng kỳ", vị Phó Chủ tịch chia sẻ.

Thương mại điện tử xã hội mang tính cá nhân nhiều hơn

Reagen Kok, Giám đốc điều hành của Hoorah Digital, cho hay ngày nay các thương hiệu sẽ chịu thiệt nếu bỏ qua tác động và ảnh hưởng của mạng xã hội. "Ai cũng hiểu rằng mạng xã hội đã cách mạng hóa cách các doanh nghiệp kết nối với khách hàng của họ", Kok nói.

"Thương mại xã hội đưa sản phẩm đến với khách hàng vào đúng thời điểm thu hút sự quan tâm của họ. Khiến khách hàng phải xem sản phẩm đó và mua ngay tại đó. Mặt khác, mạng xã hội cũng cung cấp cho thương hiệu các dữ liệu về sở thích và thói quen của khách hàng", ông nói thêm.

Điều này cho phép thương hiệu tạo ra trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa giành cho khách hàng. "Đó là đặc trưng của việc mua sắm liền mạch và nó đang diễn ra theo cách sáng tạo, giải trí, phù hợp và cuối cùng là cách mạng hóa cách con người mua sắm trực tuyến".

Tiếp cận đa kênh

Tuy nhiên, Giám đốc thương mại Striata Africa, ông Ross Sibbald cảnh báo các doanh nghiệp rằng dù metaverse có thể hấp dẫn đấy, nhưng điều quan trọng hơn cả là doanh nghiệp phải tập trung vào việc phát triển các mối quan hệ và lòng trung thành của khách hàng.

Ross Sibbald nói rằng phương pháp tiếp cận đa kênh vẫn cực kỳ hữu ích ở hiện tại và trong tương lai. "Rất có thể ngày càng nhiều người sẽ từ bỏ các cửa hàng truyền thống và chuyển sang các kênh thay thế cho trải nghiệm ít gây khó chịu hơn, trơn tru hơn và cuối cùng thuận tiện hơn. 

Nhưng điều quan trọng là nhãn hàng không được ép khách hàng phải sử dụng các công nghệ mới", ông nói. "Thay vào đó, chúng ta phải thiết lập cách thức, nơi khách hàng muốn kết nối và giao tiếp", ông kết luận.

Chí Dũng

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.