|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Không chỉ Brexit, còn nhiều rủi ro khác bủa vây các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản

07:10 | 12/03/2019
Chia sẻ
Quyết định rời khỏi nước Anh của Honda Motor nói lên rất nhiều điều về công ty này, nước Anh cùng với mớ hỗn độn Brexit.
Không chỉ Brexit, còn nhiều rủi ro khác bủa vây các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản - Ảnh 1.

Tại sao những người dân Swindon hưởng lợi từ Honda lại giáng một cái "tát" vào mặt hãng sản xuất ô tô này? (Nguồn: Getty Images)

Honda chịu thiệt hại ra sao từ Brexit

Là nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba của Nhật Bản (trong nhóm Big Three) cùng với qui mô hoạt động nhỏ nhất tại Anh, Honda phải đối mặt với áp lực lớn nhất trong việc rút khỏi một thị trường bất ổn nhưng lại ít bị thua thiệt nhất.

Tuy nhiên, động thái của Honda vẫn là một thông điệp rõ ràng cho Thủ tướng Anh Theresa May, theo Nikkei Asian Review.

Động thái này xảy ra chỉ ngay sau khi Nissan Motor từ bỏ kết hoạch sản xuất chiếc SUV X-Trail tại Anh và chỉ ngay trước khi Toyota Motor cảnh báo rằng hãng này sẽ khó sản xuất các mẫu mới tại Anh trong trường hợp Brexit không thỏa thuận.

Những công ty này từ lâu đã là tiên phong về chất lượng Nhật Bản và tham vọng toàn cầu của quốc gia này.

Big Three của Nhật Bản luôn tin tưởng Anh vì thương hiệu của nước này với những sản phẩm đáng tin cậy được sản xuất bởi một lực lượng đáng tin cậy trong một quốc gia đáng tin cậy.

Vòng xoáy hỗn loạn khi London rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ thay đổi tất cả, tương tự như cách người dân Swindon, cách London 110 km về phía tây, đang trải qua một cách khó khăn. Việc Honda ra đi sẽ tước đi của thành phố này 3.500 việc làm lương cao vào năm 2022.

Swindon sản xuất phần lớn đầu máy hơi nước của Đường sắt Great Western. Họ lắp ráp máy bay chiến đấu Spitfire giúp đánh bại Đức quốc xã. Họ có tỉ lệ thất nghiệp thấp và mức sống thoải mái.

Vì vậy, Swindon là một ví dụ tuyệt vời về bí ẩn của cuộc bỏ phiếu Brexit hồi tháng 6/2016. Khoảng 55% cư dân Swindon đã chọn rời khỏi EU. Tại sao những người hưởng lợi từ toàn cầu hóa và những lợi ích Anh có được nhờ là thành viên EU lại bỏ phiếu chống lại lợi ích kinh tế của họ? Tại sao họ lại "tát" vào mặt Honda?

Chính phủ của Thủ tướng Theresa May đang loay hoay tìm một lối đi khác

Chính quyền của bà May có thể chưa tìm ra cách đàm phán một thỏa thuận giúp giảm bớt "nỗi đau" cho các công ty nước ngoài. Một cuộc trưng cầu dân ý khác có thể thay đổi tình thế. 

Tuy nhiên, Brexit không thỏa thuận cũng có thể xảy ra, khiến Big Three của Nhật Bản phải chịu thuế 10% đối với những chiếc xe được gửi tới EU.

Không chỉ Brexit, còn nhiều rủi ro khác bủa vây các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản - Ảnh 2.

Việc Honda rút lui sẽ lấy đi của Swindon 3.500 công việc được trả lương cao vào năm 2020. (Nguồn: Reuters)

"Nguyên nhân chủ yếu khiến các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản thiết lập cơ sở sản xuất tại Anh vào những năm 1990 là để tạo ra một con đường ít khó khăn nhất vào thị trường châu Âu", ông Michael Dunne, CEO của công ty cố vấn ZoZoGo, nói. "Với Brexit, lí do này bị xé toạc và ném ra ngoài cửa sổ".

Thương hiệu Anh cũng đối mặt với "nỗi đau" tương tự, đặc biệt là khi những nhà đầu tư dài hạn, trong đó có các công ty sản xuất ô tô Nhật Bản, đang lo ngại. Một khi họ bị buộc phải xem xét lại các lựa chọn và tìm một hướng đi thay thế tốt hơn, họ sẽ từ bỏ Anh.

Khó khăn vẫn còn giăng phía trước cho các nhà sản xuất ô tô lớn

Tuy nhiên, nếu cuộc khủng hoảng mang tên "Honda" của Swindon mang đến nỗi đau khổ cho người dân Anh vì Brexit, đó còn là một mô hình thu nhỏ của con đường khó khăn phía trước đối với các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản.

Các nhà điều hành ở Tokyo, Toyota City và Yokohama đang vật lộn với 4 vấn đề tức thời gồm Brexit, Chủ nghĩa Trump, sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc và giá dầu diesel.

Những thách thức này cho phép Honda rút lui mà không dính dáng đến Brexit bởi Honda có thể tránh gây khó chịu cho hàng triệu khách hàng tiềm năng, những người đã từng bỏ phiếu chấp thuận Brexit. Tuy nhiên, hệ thống sản xuất nối liền từ London sang Brussels có thể khiến CEO Takahiro Hachigo "run bần bật".

Tất cả điều này khiến các công ty Nhật Bản bị bỏ lại ở ngã tư đường. Dưới điều kiện thương mại bình thường, các công ty có thể thích nghi với Brexit (như Toyota hiện tại đang cố gắng xoay sở). Tuy nhiên, thương mại thế giới đang bất ổn và các công ty Nhật Bản phải thật khôn ngoan để cắt giảm bất kì rủi ro nào.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chỉ khiến các công ty Nhật Bản thêm mất phương hướng hậu Brexit. Thuế quan Tổng thống Trump áp lên thép (25%) và nhôm (10%) đã đội chi phí sản xuất ô tô lên. Mức thuế quan áp lên 250 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc của Mỹ đã phá vỡ chuỗi cung ứng mà Honda, Toyota và Nissan dựa vào. Việc ông Trump đe dọa áp 25% thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc giống như một thanh kiếm treo lơ lửng trên ngành công nghiệp chế tạo ô tô.

Hơn nữa, thời điểm này cũng không thuận lợi cho các nhà sản xuất ô tô. Họ phải đối mặt với vô số quyết định, gồm nỗ lực theo đuổi xe điện và triển khai ngân sách nghiên cứu và phát triển sao cho phù hợp.

Do đó, từ bây giờ, các tập đoàn sản xuất ô tô nên mạnh dạn loại bỏ mạng lưới truyền thống tại châu Âu, xây dựng những mạng lưới mới. Dù muốn hay không, điều này đỏi hỏi Big Three phải xem xét lại các địa điểm sản xuất hiện có tại Anh để giảm thiểu rủi ro và giành được lợi thế so với các đối thủ mới nổi tại Trung Quốc cũng như những đối thủ nắm giữ trong tay các công nghệ tiên tiến khác.

Đóng cửa nhà máy của Honda tại Anh liệu có liên quan đến Brexit?Đóng cửa nhà máy của Honda tại Anh liệu có liên quan đến Brexit? Brexit đòi hỏi một Brexit đòi hỏi một 'quyết định' thay vì cần thêm 'thời gian' Vấn đề Brexit: Kinh tế Anh tăng trưởng chậm nhất trong 6 năm quaVấn đề Brexit: Kinh tế Anh tăng trưởng chậm nhất trong 6 năm qua

Trần Nam Thi