|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Khống chế lãi vay 20% làm nóng buổi đối thoại thuế

17:06 | 27/11/2018
Chia sẻ
Tỉ lệ khống chế chi phí lãi vay 20% là một trong những vướng mắc được nhiều doanh nghiệp kêu bị làm khó và đề nghị sửa đổi đã làm nóng cuộc đối thoại về chính sách và thủ tục thuế, hải quan.
khong che lai vay 20 lam nong buoi doi thoai thue Áp trần chi phí lãi vay 20%: không bất thường
khong che lai vay 20 lam nong buoi doi thoai thue Lại đề xuất khống chế lãi vay khi tính thuế

Đó là quy định về chống chuyển giá được nêu trong Nghị định 20 và thông tư 41 của Bộ Tài chính.Là người nêu vấn đề đầu tiên tại hội nghị đối thoại về chính sách và thủ tục thuế, hải quan diễn ra hôm 27-11, bà Nguyễn Thị Cúc, chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam, đã làm nóng hội trường khi nêu khó khăn của doanh nghiệp do chính sách thuế còn nhiều bất cập.

Bà Cúc đánh giá tỉ lệ khống chế 20% lãi vay trên lợi nhuận thuần là hoàn toàn hợp lý, phù hợp thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, với điều kiện cụ thể của Việt Nam, chúng ta cần xem xét lại.

Theo bà Cúc, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp chưa quy định mức khống chế chi phí lãi vay với các doanh nghiệp. Nên vô hình trung, chúng ta quy định tỉ lệ khống chế lãi vay 20% áp dụng với những đơn vị có giao dịch liên kết là chưa thực sự phù hợp.

Thực tế, trong giao dịch liên kết có hai phần. Một là quản trị thì đương nhiên không liên quan đến tránh thuế. Hai là giao dịch liên kết có khác biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

"Vừa rồi một nhà máy điện thuộc Tập đoàn Than, nếu loại trừ tỉ lệ khống chế lãi vay 20% này thì chi phí được trừ tăng lên trên 100 tỉ đồng.

Trong khi đó, ở Việt Nam, có nhiều tập đoàn, tổng công ty có cùng một thuế suất thu nhập doanh nghiệp, khả năng chuyển giá gần như là không có. Nên trong trường hợp họ không được ưu đãi thuế thì việc khống chế tỉ lệ lãi vay 20% đã hợp lý chưa?" - bà Cúc đặt vấn đề.

Bà Cúc cũng khẳng định có rất nhiều tồn tại cho các tập đoàn, tổng công ty khi áp dụng tỉ lệ khống chế lãi vay.

Bộ Tài chính nên cần phải xem xét lại vấn đề này để làm sao chính sách theo thông lệ quốc tế nhưng phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam và tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam sản xuất kinh doanh phát triển.

Liên quan đến khống chế tỉ lệ lãi vay nêu tại đối thoại, trưởng bộ phận thuế của một tập đoàn cũng lo lắng các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Trong khi đó, thông lệ quy định quốc tế có khuyến nghị việc khống chế lãi vay cần cân nhắc đến yếu tố như doanh nghiệp cần tái cơ cấu vốn hay chỉ hạn chế lãi vay sau khi trừ đi thu nhập từ hoạt động tài chính. Tuy nhiên, chính sách này của Việt Nam lại không tính đến các khuyến nghị của quốc tế.

Tiếp thu kiến nghị của doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai thừa nhận đây là vấn đề nóng gần đây được dư luận đặc biệt quan tâm. "Việc khống chế lãi vay, trên thế giới đã có quy định, ở Việt Nam thì cũng cần áp dụng nhưng phải phù hợp với điều kiện của chúng ta. Bộ Tài chính xin tiếp thu để sửa đổi chính sách phù hợp hơn" - bà Mai cam kết.

Xem thêm

Lê Thanh

Sếp Vicem Hà Tiên: Giá bán xi măng vào sân bay Long Thành 'rất chua chát'
Lãnh đạo công ty cho biết thường cung cấp 50-100% sản lượng xi măng ở các dự án lớn phía Nam, theo đó kỳ bạn cung cấp ít nhất gần nửa triệu tấn cho siêu dự án này dù giá biên lợi nhuận không cao.