Khối ngoại vừa có tuần bán ròng đột biến gần 5.000 tỷ đồng, tập trung giao dịch thoả thuận MSN và SGB
VN-Index bắt đầu tuần giao dịch 17 - 21/1 với mức giảm sâu hơn 40 điểm khi cổ phiếu tại hầu hết các nhóm ngành đều đồng loạt chìm trong sắc đỏ. Nguyên nhân là do hiện tượng bán giải chấp danh mục của các công ty chứng khoán khi nhiều nhà đầu tư sử dụng margin để mua những cổ phiếu đầu cơ.
Tuy nhiên, chỉ số thị trường chỉ giảm nhẹ thêm một phiên, sau đó quay trở lại đà tăng nhờ sự dẫn dắt của cổ phiếu vốn hoá lớn. VN-Index có liên tiếp 3 phiên tăng điểm với tổng tỷ lệ là 2,53%. Tính chung cả tuần, VN-Index giảm 23,13 điểm (-1,55%) xuống 1.472,89 điểm. HNX-Index thậm chí còn tiêu cực hơn khi giảm tổng cộng 49,02 điểm (-10,5%).
Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE giảm 28,19% xuống gần 745 triệu cp/phiên. Sàn HNX đạt trung bình hơn 96 triệu cp/phiên, giảm 26,27% so với tuần giao dịch trước.
Về diễn biến dòng tiền, khối ngoại gần như duy trì trạng thái bán ròng trên cả hai sàn HOSE và HNX trong những phiên cuối tuần khi thị trường hồi phục. Trong đó, phiên 19/1 ghi nhận giá trị giao dịch kỷ lục gần 5.000 tỷ đồng, chủ yếu là giao dịch thoả thuận MSN.
Tập trung giao dịch thoả thuận MSN trên sàn HOSE
Tính chung cả tuần, khối ngoại bán ròng với quy mô 4.709,87 tỷ đồng trên sàn HOSE, ghi nhận một trong những tuần bán ròng mạnh nhất trong thời gian qua.
Nổi bật ở chiều bán là giao dịch bán ròng hơn 32,8 triệu cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan, tương đương giá trị gần 4.900 tỷ đồng trong phiên 19/1. Phần lớn khối lượng trên được "trao tay" khi sàn HOSE ghi nhận giao dịch thỏa thuận hơn 33 triệu đơn vị. Tuy nhiên, MSN vẫn góp mặt vào 1 trong 4 mã tác động tích cực nhất đến VN-Index tuần qua.
Bên cạnh đó, dòng tiền NĐT nước ngoài cũng tranh thủ chốt lời nhiều cổ phiếu bất động sản trước nhịp hồi phục. Một số mã đầu ngành chịu áp lực xả là NVL (205 tỷ đồng), NLG (173 tỷ đồng), KBC (138 tỷ đồng)... Các cổ phiếu cùng chiều với áp lực bán nhẹ hơn có VIC (94 tỷ đồng), PDR (66 tỷ đồng), CII (65 tỷ đồng)..
Nhóm này tiếp tục động thái rút ròng tại một số cái tên quen thuộc như HPG (214 tỷ đồng), DGW (151 tỷ đồng) và POW (54 tỷ đồng).
Chiều ngược lại, cổ phiếu MWG của Đầu tư Thế giới Di động được mua vào mạnh nhất, đạt giá trị 203,5 tỷ đồng. Một số bluechip được khối ngoại gom với giá trị trên 100 tỷ đồng tuần qua có VNM (151 tỷ đồng) và DXG (104 tỷ đồng).
Với sự trở lại của nhóm cổ phiếu "vua", dòng tiền ngoại cũng tập trung giải ngân vào ngành ngân hàng, có thể kể đến như VCB (76 tỷ đồng), STB (71 tỷ đồng), BID (52 tỷ đồng) và MBB (50 tỷ đồng).
Đây đều là những mã gồng dỡ thị trường trong những phiên điều chỉnh đầu tuần. Bên cạnh đó, dòng tiền từ cả NĐT cá nhân, tự doanh CTCK hay khối ngoại đều có xu hướng đổ về nhóm ngành này, điển hình nhất là MBB với khối lượng khớp lệnh kỷ lục hơn 51 triệu đơn vị trong phiên 21/1.
Ngoài ra, IJC là một trong những mã bất động sản hiếm hoi được NĐT nước ngoài gom mua tuần qua với quy mô 55 tỷ đồng. Hay như "ông lớn" ngành chứng khoán SSI dù chịu không ít tác động từ hiệu ứng bán lan nhưng cũng được mua ròng với giá trị 69 tỷ đồng.
PVS dẫn đầu chiều mua ròng trên sàn HNX tuần thứ 3 liên tiếp
Dòng tiền ngoại không còn duy trì trạng thái mua ròng trên sàn HNX như các tuần trước đó với các phiên mua/bán đan xen. Tính chung cả tuần, nhóm này chỉ mua ròng nhẹ hơn 8 tỷ đồng.
Cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam vẫn là mã được mua ròng mạnh nhất với 29 tỷ đồng. Mặc dù quy mô giảm hơn 60% so với tuần trước đó nhưng đây là phiên thứ ba liên tiếp mã này dẫn đầu chiều mua trên sàn HNX.
Cổ phiếu PVI cũng được gom với hơn 22 tỷ đồng, tương đương giá trị giao dịch tuần trước. Theo sau là các mã VCS (5,1 tỷ đồng), BVS (4,7 tỷ đồng) và TNG (3,6 tỷ đồng).
Ở chiều bán, cổ phiếu NTP của CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong ghi nhận giao dịch kém sắc nhất với 20,4 tỷ đồng bán ròng.
Dòng vốn ngoại theo sau rút ròng nhẹ hơn vào một số cổ phiếu, lần lượt là THD (19,6 tỷ đồng), LHC (12,6 tỷ đồng), SHS (10,5 tỷ đồng) và APS (3,6 tỷ đồng).
Bất ngờ xả mạnh SGB trên UPCoM
Tại thị trường UPCoM, khối ngoại bất ngờ đảo chiều chốt lời 250,8 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi mua ròng sau hơn 1 tháng.
Nổi bật ở chiều bán là giao dịch xả ròng hơn 15,2 triệu cổ phiếu SGB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, tương đương giá trị lên tới 309,1 tỷ đồng.
Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại cũng tập trung chốt lời hơn 21,8 tỷ đồng cổ phiếu IDP của CTCP Sữa Quốc tế, trước khi bán nhẹ hơn các mã BSR, BDT, NED...
Ở chiều mua, cổ phiếu CLX của Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex) là mã ghi nhận giao dịch tích cực nhất với 27 tỷ đồng giá trị mua ròng. Danh mục cổ phiếu thu hút vốn ngoại theo sau còn có QNS (21 tỷ đồng), TOW (10,5 tỷ đồng), VEA (8,2 tỷ đồng) và MCM (8,1 tỷ đồng).
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/